Các hiệp hội nông sản vất vả chống đỡ hậu phá giá NDT

TQ vừa tăng 13% thuế giá trị gia tăng đối với hạt điều khiến cho xuất khẩu điều của ta vào TQ gặp khó chưa kịp “đỡ”, thì tiếp theo lại phá giá NDT gây khó tiếp cho hạt điều Việt Nam” - ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, với việc TQ tăng thuế nội địa và phá giá đồng tiền (làm hàng xuất khẩu vào TQ trở nên đắt hơn), doanh nghiệp của ta làm sao có thể bán được sản phẩm với giá cao. Các nhà nhập khẩu TQ chắc chắn sẽ tìm cách giảm giá mua hạt điều Việt Nam để bù chi phí chênh lệch tỷ giá.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa và nhiều chuyên gia khác, suốt từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, phải chật vật cạnh tranh do đồng rúp (Nga) và yên (Nhật) mất giá. Việc TQ phá giá NDT được xem như cú “nốc ao”, khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang khó lại thêm khó. Với những hợp đồng thanh toán bằng USD, doanh nghiệp nhập khẩu TQ sẽ phải tăng thêm khoảng 2% để chi trả cho một đơn hàng với giá như trước đây. Do đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cho hay đã có dấu hiệu nhà nhập khẩu TQ “làm khó” đối với các đơn hàng nhập khẩu đã ký và đòi giảm giá.
Ông Phạm Vũ Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này sang TQ đang cảm thấy bất an, lúng túng vì hàng của mình chắc chắn sẽ bị dìm giá khi NDT mất giá.
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - ông Trương Đình Hòe nêu dẫn chứng cụ thể là mặt hàng cá tra cũng đang khó kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu sang TQ bởi việc phá giá NDT sẽ tác động trực tiếp đến đơn hàng, giá và lượng cá tra xuất khẩu tới đây khó có thể giữ ở mức cao được.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, TQ đang là thị trường chính tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam như sắn, gạo, cao su... Những ngành này cần có những biện pháp kịp thời để đáp ứng khả năng cạnh tranh. “Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá vừa qua chưa đủ để có thể bù đắp được bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khi TQ phá giá NDT. Nhà nước nên nghiên cứu điều chỉnh tỷ giá thế nào cho phù hợp cả về lượng và thời điểm để doanh nghiệp được hưởng lợi, kích thích kinh tế phát triển”- ông Long nói.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn lực đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là rất lớn. Thế nên, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương cũng tất bật tìm kiếm, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng nông thôn.

Hội nghị Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nhấn mạnh, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong ngành thủy sản hiện nay đang trong tình trạng báo động.

UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nuôi yến trong nhà và trồng cây nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở đô thị tại tổ 4, khu vực 5, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, do Công ty TNHH Yến Quang làm chủ đầu tư.

Sau gần 5 năm hoạt động sản xuất, tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu, sản phẩm phân hữu cơ mụn dừa Thanh Thanh (cơ sở sản xuất tại xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn) không chỉ tạo được uy tín trong huyện mà còn được tin dùng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương năm 2015, có 10 xã xây dựng nông thôn mới của thị xã An Nhơn đăng ký bê tông kiên cố hóa tổng số gần 34 km kênh mương nội đồng trên địa bàn.