Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Giống Cam Không Hạt Made In Vietnam

Các Giống Cam Không Hạt Made In Vietnam
Ngày đăng: 11/06/2014

Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã chọn tạo thành công ba giống cam không hạt và đã được Bộ NN&PTNT cho phép chuyển giao vào sản xuất, bao gồm: cam mật không hạt, cam sành không hạt và cam V2.

Ba dòng cam mật không hạt

Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đã tuyển chọn được 3 dòng cam mật không hạt (ký hiệu: CMKH D1/D2/D3) ưu tú nhất từ quần thể cam mật không hạt ở xã Thanh Hòa (Cai Lậy, Tiền Giang). Cây trưởng thành cao 2 - 2,5 m, đường kính tán 2,5 - 3 m.

Kết quả thu thập, thực nghiệm và sản xuất đều cho thấy tính không hạt rất ổn định, ngay cả trong điều kiện thụ phấn với các giống cây có múi có hạt khác như bưởi da xanh, bưởi năm roi, cam sành, cam dây, quýt đường vẫn không có hạt.

Trái cam mật khá giống cam Vinh, có dạng hình cầu hơi cao, thu hoạch ở tuần thứ 33 - 34 sau hoa rụng cánh, vỏ trái có màu xanh vàng đến vàng xanh. Năng suất 20 - 30 kg trái/năm ở tuổi 4 - 5 năm, sẽ tăng thêm ở các năm tiếp theo. Trọng lượng trái 204 - 270 g, vỏ mỏng 3,5 - 4 mm, thịt trái màu vàng tươi, tỷ lệ nước trái 36 - 52%, độ brix 8 - 10%, acid tổng số 0,5 - 0,6 g và hàm lượng vitaminC 30 - 32 mg/100 ml dịch trái.

Bảy dòng cam sành không hạt

Sau khi tuyển chọn được cây cam sành mạnh khỏe có biểu hiện rõ về giống, năng suất ổn định, chất lượng tốt trồng trong nhà lưới, SOFRI tiến hành chiếu xạ tia gamma trên mầm ngủ.

Mầm ngủ sau chiếu xạ được ghép trên gốc volkamerianna sạch bệnh. Trải qua quá trình ươm nuôi cây giống và bố trí khảo nghiệm trên vườn trong 3 năm đã tạo ra được dòng cam sành không hạt có các đặc tính nổi trội. Tiến hành nhân giống vô tính hàng loạt và tiếp tục chọn lọc cây ưu việt nhất.

Hai mươi bốn tháng sau khi trồng cây ghép cho thu hoạch lứa đầu. Các chỉ tiêu đạt được ở trạng thái ổn định gồm: trọng lượng trái 200 - 237 g/trái, vỏ trái ít sần và bóng, thịt trái màu vàng cam, sáng đẹp, vị ngọt chua, mùi thơm đặc trưng; dưới 2 hạt/trái và ổn định ở tất cả các cây so với 10 - 23 hạt/trái của cây ban đầu, nước trái trên 40%. Cây ra hoa mạnh, tỷ lệ hạt phấn bất dục 70%.

Năng suất 20 - 25 kg/cây/năm (cây 3 năm tuổi) và sẽ tăng thêm ở các năm tiếp theo. Đây là dòng cam sành nhân tạo không hạt đầu tiên, hứa hẹn tạo lập thị trường cam sành chất lượng cao nếu tổ chức chuỗi cung ứng bao gồm sản xuất cây giống sạch bệnh, áp dụng quy trình VietGAP và thương hiệu riêng.

Giống cam V2

Viện di truyền nông nghiệp (AGI) đã nhập giống cam Valencia Olinda, tiến hành chọn tạo làm sạch bệnh và vi ghép đã tạo ra được giống cây cam V2 khỏe, năng suất khá hơn so với giống gốc để cho ra đời giống cam V2. Cam V2 đã được Bộ NN & PTNT công nhận là giống chính thức.

V2 là giống cam ngọt, tự phân cành đều, tán cây cân đối, khả năng ra hoa đậu trái cao. Trái cam V2 hình cầu, trọng lượng 190 - 250 g/trái. Vỏ cam V2 trồng ở Việt Nam khi chín màu vàng xanh so với trồng ở Mỹ, Úc có màu vàng cam tươi đẹp. V2 chỉ đạt mức gần như không hạt với trung bình 4,5 hạt/trái (từ 0 - 6 hạt/trái) trong điều kiện trồng xen.

Vỏ trái cam V2 mỏng với độ dày trung bình 3 mm, lõi trái vàng ươm, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp, thơm, ngọt đậm. Năng suất V2 đạt 20 tấn/ha ở năm thứ 4 và có triển vọng tăng vào những năm sau, cây 10 năm tuổi có thể cho trên 80 kg/năm.


Có thể bạn quan tâm

Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa

Nghề nuôi và khai thác nghêu ở các bãi bồi ven biển là nguồn sinh kế quan trọng đối với cộng đồng dân cư ven biển. Đó là thông tin tại hội thảo “Mối liên hệ giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi nghêu”, do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) phối hợp cùng Viện Sinh học nhiệt đới (ITB) vừa tổ chức tại TP HCM.

25/11/2014
Nam Định Xây Dựng Nhãn Hiệu Tập Thể Nam Định Xây Dựng Nhãn Hiệu Tập Thể "Cá Bống Bớp Nghĩa Hưng"

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định) từ hơn 20 năm trước, khi những ngư dân bắt được cá bé sau mỗi chuyến ra khơi đã gom góp lại nuôi trong ao.

19/06/2014
Năm 2014, Hàn Quốc Tăng Mạnh Nhập Khẩu Tôm Việt Nam Năm 2014, Hàn Quốc Tăng Mạnh Nhập Khẩu Tôm Việt Nam

Sản lượng tôm của Trung Quốc và Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm từ 2 nước này giảm sút. Theo đó, các nguồn cung khác như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia tận dụng cơ hội này mở rộng thị trường. NK tôm Indonesia vào Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay tăng tới 311,7%.

25/11/2014
Phát Triển Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Góp Phần Giảm Nghèo Ở Thôn Quèn Thờ (Ninh Bình) Phát Triển Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Góp Phần Giảm Nghèo Ở Thôn Quèn Thờ (Ninh Bình)

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.

25/11/2014
Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Hướng GAP Tại Xã Bình Khánh (Cần Giờ) Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Hướng GAP Tại Xã Bình Khánh (Cần Giờ)

Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.

19/06/2014