Các Dòng Cá Rô Phi Vằn Hiện Có Ở Nước Ta?

Đúng như vậy, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 hiện đang lưu giữ một số dòng nhập nội của cùng một loài cá rô phi vằn oreochromis niloticus. Có thể kể theo thứ tự như sau:
- Cá rô phi vằn dòng việt (1) là dòng cá được nhập từ đài loan vào miền Bắc nước ta năm 1973 và sau khi giải phóng miền Nam được chuyển ra Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 năm 1977. Dòng cá này được lưu giữ chu đáo và chăm sóc tốt nên đã thích nghi cao với điều kiện các tỉnh phía Bắc.
- Năm 1994, nhờ mở rộng quan hệ quốc tế Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã nhập từ học Viện Công nghệ châu á (AIT, Thái Lan) và trung tâm quốc tế về bảo vệ nguồn lợi thủy sản (iclarm, philippin) thêm 3 dòng cá rô phi vằn nữa, đó là (2) rô phi vằn dòng Thái Lan (gọi tắt là dòng Thái), (3) rô phi vằn dòng Ai Cập (sông nil) và (4) rô phi vằn dòng gift (các địa phương vẫn gọi là dòng “ghip”, là tên viết tắt tiếng anh của dòng cá rô phi vằn đã qua chọn giống của một đề tài lớn tại Philippin do các tổ chức quốc tế tài trợ).
Như vậy, hiện nay riêng loài cá rô phi vằn đã có 4 dòng cá khác nhau và được dùng để thử nghiệm so sánh, chọn ra dòng thích hợp nhất phục vụ bà con nuôi cá thịt.
Có thể bạn quan tâm

Sau một vụ thử nghiệm, đến nay mô hình lưu trú cá rô phi, chim trắng qua đông đạt kết quả khả quan. Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ giúp người nuôi trồng thủy sản chủ động con giống để thâm canh tăng sản lượng.

Thời gian gần đây, trên tổng diện tích hơn 45 ha ao nuôi tập trung ở một số xã thuộc thành phố Bắc Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Thế xảy ra hiện tượng cá rô phi đơn tính bị chết rải rác.

Hiện nay cá Rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới sau nhóm cá Chép Fitzsimmons và Gonzalez, 2005 – Trích dẫn bởi Trung tâm tin học, Bộ Thủy sản, 2005) với sản lượng năm 2007 là 2.121.010 tấn.

Ở Việt Nam, cá rô phi được nhập từ Thái Lan vào năm 1953, đó là loài Oreochromis mossambicus thuộc giống Oreochromis (còn gọi là rô phi cỏ, rô phi mọi, rô phi đen hay rô phi sẻ).

Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Philipin đã hướng dẫn một trại nuôi tôm thử nghiệm, nuôi luân canh kết hợp tiền xử lý sinh học (biologicalpre-treatment) và nuôi ghép cá rô phi với tôm trong một hệ thống được gọi là Tilapia Water Introduction on Prawn Systems (TIPS).