Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Địa Phương Tăng Cường Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Các Địa Phương Tăng Cường Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm
Ngày đăng: 20/01/2014

Trước tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang bùng phát mạnh và hàng loạt dịch cúm A khác: A/H5N1, H1N1, H10N8, H9N2… có chiều hướng gia tăng và tiến sát biên giới Việt Nam. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán, các địa phương đang triển khai cấp bách biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch xâm nhập và bùng phát dịch.

Nhằm tăng cường khống chế dịch cúm gia cầm và tránh lây lan trên diện rộng từ nay đến dịp Tết Nguyên Đán, tỉnh Long An đã ban hành công văn đề nghị các cơ quan chức năng liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người chăn nuôi về thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và tiêm phòng vắc xin Cúm (H5N1); giám sát chặt chẽ tình hình dịch Cúm gia cầm trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm trên địa bàn thực hiện nghiêm túc kiểm dịch tại gốc, đồng thời quản lý chặt chẽ đàn vịt chạy đồng.

Tỉnh Lào Cai cũng vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh; UBND các huyện, thành phố triển khai tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9 và H10N8.

Cụ thể, tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các điểm tập kết, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm, không cho phép mọi hình thức buôn bán, vận chuyển qua biên giới động vật, sản phẩm động vật có khả năng làm lây lan dịch bệnh, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm theo đúng quy định của pháp luật.

Tỉnh Bắc Giang cũng khuyến cáo các hộ chăn nuôi trong tỉnh cần chú ý một số biện pháp phòng dịch bệnh cho gia cầm. Trong đó, tỉnh lưu ý, chăn nuôi phải cách xa khu dân cư theo quy trình khép kín; chủ động tiêm phòng cho đàn gia cầm; xây dựng các lò giết mổ gia cầm tập trung để kiểm soát nguồn gốc và tình hình dịch bệnh của gia cầm, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ; không buôn bán gia cầm sống tại các chợ và khu vực đông dân cư.

Đồng thời, các hộ chăn nuôi phải tiêm phòng bằng vắc-xin H5N1 cho gà, vịt; bảo đảm trong khẩu phần ăn hằng ngày đầy đủ dưỡng chất để gia cầm tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh; thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm nuôi, chim và gia cầm hoang dã, đồng thời ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung gian như thức ăn, nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan...


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới Vĩnh Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) đang đổi mới từng ngày. Ðó là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

09/09/2015
Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3 Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3

Vụ mùa và vụ 3 năm nay, toàn huyện Phù Cát đã gieo sạ 3.350 ha lúa, đạt 93% diện tích kế hoạch; trong đó có hơn 2.650 ha lúa sạ vụ 3 và gần 700 ha lúa gieo khô. Bà con nông dân đã tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo đảm nguồn nước tưới nên cây lúa phát triển khá tốt. Song đáng lo ngại là sâu bệnh đang phát sinh gây hại mạnh, nhất là rầy nâu, rầy lưng trắng đang phát sinh với mật độ cao từ 3.000 đến 5.000 con/m2, cục bộ có nơi lên đến 10.000 - 20.000 con/m2, gây hại nặng trên lúa vụ 3 giai đoạn cuối đẻ nhánh.

09/09/2015
Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người

Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 đang bùng phát tại một số địa phương, gây nguy hiểm tới sức khỏe người dân, ngày 8.9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có công điện yêu cầu các địa phương có dịch cúm gia cầm tái phát chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.

09/09/2015
Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung

Được biết đến với nhiều công dụng trong giải nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh, vài cơ sở sản xuất trong tỉnh đã đầu tư nghiên cứu phát triển cây chè Dung thành sản phẩm trà, phục vụ người tiêu dùng.

09/09/2015
 Đồng bào Hrê đưa máy móc vào đồng ruộng Đồng bào Hrê đưa máy móc vào đồng ruộng

Đặc thù của ruộng vùng cao trong tỉnh là nhỏ hẹp, bậc thang, trước đây đồng bào Hrê thường dùng sức để làm đất xuống giống hay thu hoạch vụ mùa. Còn bây giờ, nhà nhà đều biết sử dụng máy móc vào đồng ruộng nên đã giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

09/09/2015