Các Địa Phương Tăng Cường Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Trước tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang bùng phát mạnh và hàng loạt dịch cúm A khác: A/H5N1, H1N1, H10N8, H9N2… có chiều hướng gia tăng và tiến sát biên giới Việt Nam. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán, các địa phương đang triển khai cấp bách biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch xâm nhập và bùng phát dịch.
Nhằm tăng cường khống chế dịch cúm gia cầm và tránh lây lan trên diện rộng từ nay đến dịp Tết Nguyên Đán, tỉnh Long An đã ban hành công văn đề nghị các cơ quan chức năng liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người chăn nuôi về thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và tiêm phòng vắc xin Cúm (H5N1); giám sát chặt chẽ tình hình dịch Cúm gia cầm trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm trên địa bàn thực hiện nghiêm túc kiểm dịch tại gốc, đồng thời quản lý chặt chẽ đàn vịt chạy đồng.
Tỉnh Lào Cai cũng vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh; UBND các huyện, thành phố triển khai tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9 và H10N8.
Cụ thể, tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các điểm tập kết, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm, không cho phép mọi hình thức buôn bán, vận chuyển qua biên giới động vật, sản phẩm động vật có khả năng làm lây lan dịch bệnh, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm theo đúng quy định của pháp luật.
Tỉnh Bắc Giang cũng khuyến cáo các hộ chăn nuôi trong tỉnh cần chú ý một số biện pháp phòng dịch bệnh cho gia cầm. Trong đó, tỉnh lưu ý, chăn nuôi phải cách xa khu dân cư theo quy trình khép kín; chủ động tiêm phòng cho đàn gia cầm; xây dựng các lò giết mổ gia cầm tập trung để kiểm soát nguồn gốc và tình hình dịch bệnh của gia cầm, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ; không buôn bán gia cầm sống tại các chợ và khu vực đông dân cư.
Đồng thời, các hộ chăn nuôi phải tiêm phòng bằng vắc-xin H5N1 cho gà, vịt; bảo đảm trong khẩu phần ăn hằng ngày đầy đủ dưỡng chất để gia cầm tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh; thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm nuôi, chim và gia cầm hoang dã, đồng thời ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung gian như thức ăn, nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan...
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi đến ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B (Chợ Lách - Bến Tre) theo tin phản ánh của một số người dân trong xã. Về tình trạng thương lái mua ép sầu riêng chưa đủ ngày tuổi (khoảng hơn nửa tháng), đã gây ảnh hưởng đến chất lượng của sầu riêng.

Ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) cho biết, sản lượng bưởi Tân Triều trong dịp Tết Nguyên đán 2014 giảm chỉ bằng 2/3 sản lượng Tết năm ngoái.

Diện tích trồng dưa hấu tết năm nay tại huyện Lai Vung (Đồng Tháp) giảm hơn so với năm ngoái. Trong khi đó, giá dưa ngoài thị trường hiện đang giữ mức khá cao. Nhiều nông dân dự báo, giá dưa tết năm nay sẽ “không đến nỗi nào”, đặc biệt dưa chưng Tết có khả năng sẽ khan hàng.

Dự án “Trồng xoài ra hoa trái vụ” được thực hiện tại xã Vĩnh Xương với 25 hộ là hội viên, nông dân tham gia, tổng diện tích 6,4 héc- ta. Dự án được hỗ trợ về phương pháp canh tác, kỹ thuật xử lý ra hoa, thu hoạch trái vụ của Hội Nông dân TX. Tân Châu và Hội Nông dân tỉnh.

Như một thông lệ, cứ khoảng cuối tháng 10 - đầu tháng 11 âm lịch, trong khi người trồng lúa đang bận rộn việc xuống giống vụ Đông xuân thì người trồng dưa cũng rộn ràng bắt đầu vào vụ tết.