Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Địa Phương Tăng Cường Phòng Chống Dịch Bệnh, Đói Rét Cho Vật Nuôi

Các Địa Phương Tăng Cường Phòng Chống Dịch Bệnh, Đói Rét Cho Vật Nuôi
Ngày đăng: 16/01/2014

Trước tình hình thời tiết lạnh kéo dài, cũng là thời gian gần đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các địa phương đang đồng loạt triển khai phòng chống dịch bệnh, đói rét cho cây trồng, vật nuôi.

Để chủ động phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, đặc biệt là dịch cúm gia cầm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi tại các địa phương; thực hiện việc tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn vật nuôi; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm; tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm.

Tỉnh cũng yêu cầu thành phố, các huyện chỉ đạo đội ngũ cán bộ thú y, khuyến nông cơ sở hướng dẫn người chăn nuôi trong những ngày giá rét không chăn thả trâu, bò; che chắn chuồng trại tránh gió lùa…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết, hiện nay, toàn tỉnh Lai Châu có trên 288.000 con gia súc, đã có trên 200 con bị chết. Chính vì vậy công tác phòng rét cho gia súc của người dân là yêu cầu cấp thiết. Từ đầu vụ rét năm nay, sở đã ban hành liên tiếp ba công văn, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chỉ thị để chỉ đạo phòng chống đói, rét cho vật nuôi.

Đối với các xã vùng cao, vận động người dân chăn nuôi di chuyển đàn trâu bò từ vùng cao xuống chăn thả tại các bản vùng thấp. Ngoài ra khuyến cáo bà con nên đốt lửa sưởi ấm, may tấm bao tải, chăn cũ cho gia súc mặc khi trời rét buốt. Đồng thời tích cực cho gia súc ăn thức ăn tinh, khoáng chất và uống nước ấm pha muối loãng. Tuyệt đối không thả gia súc khi nhiệt độ thấp dưới 12 độ C….

Đối với tỉnh Sơn La, cây cà phê là một trong những cây trồng chính, mang lại thu nhập cao cho người dân trong tỉnh, thiệt hại đối với cây cà phê xảy ra trên địa bàn tỉnh do sương muối trong dịp cuối năm 2013 và đầu năm 2014 được đánh giá là lớn nhất kể từ đợt sương muối giá rét xảy ra năm 1999. Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh đã tăng cường hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật nhằm chống rét và sương muối cho cây cà phê.

Tỉnh yêu cầu, đối với vườn cà phê mới trồng, người dân cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật chống rét như ủ gốc giữ ẩm giữ ấm, tưới nước rửa lá vào sáng sớm, hun khói, che cây. Sau khi qua mùa đông cần tiến hành trồng dặm cho đảm bảo mật độ, bón phân chăm sóc làm cỏ để cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt…

Còn tại tỉnh Yên Bái, để phòng chống rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, ngay từ đầu mùa đông, các cấp chính quyền tỉnh đã tăng cường vận động, tuyên truyền người dân chăm sóc, bảo vệ và phát triển diện tích cỏ chăn nuôi; tận dụng các phụ phẩm trồng trọt như thân cây ngô, rơm rạ để tích trữ; kiểm tra, tu sửa lại chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo kín gió trong mùa đông.

Cùng với vận động, tuyên truyền người dân chủ động dự trữ thức ăn cho gia súc, các phương trong tỉnh cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ giúp người dân phòng chống rét cho đàn gia súc. Cụ thể, huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ 600 cây rơm cho người dân với mức hỗ trợ 300.000 đồng/cây. Đến nay, việc chuẩn bị thức ăn cho gia súc trong mùa đông cơ bản bảo đảm, hầu hết các hộ chăn nuôi đều có rơm khô dự trữ; tỷ lệ hộ dân có gia súc làm chuồng trại đạt trên 90%. Chính vì vậy, tỷ lệ gia súc bị chết giảm đáng kể so với các năm.

Tại tỉnh Nghệ An, ngay từ giữa tháng 12/2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông đã thành lập 3 đoàn công tác kiểm tra chỉ đạo đôn đốc công tác phòng, chống đói rét và dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ đông xuân. Tỉnh cũng giao Chủ tịch UBND xã, chỉ đạo ban thú y tăng cường kiểm tra giám sát tình hình sức khỏe và diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, phát hiện và xử lý kịp thời khi có biểu hiện suy kiệt, đói rét dịch bệnh, báo cáo dịch kịp thời, không giấu dịch...


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Cánh Đồng Lúa Một Giống Quy Mô 20ha Triển Khai Cánh Đồng Lúa Một Giống Quy Mô 20ha

Theo đó, mô hình được thực hiện trên cánh đồng thuộc 2 xóm An Thành và Trung Thành, thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia. GS9 là giống lúa lai 3 dòng, được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với tập đoàn SL Agritech (Philipinnes) có nhiều ưu điểm như: sức sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, bông dài, ít sâu bệnh. Đặc biệt, có thể gieo cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa, cho năng suất cao.

14/02/2015
Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Sản Xuất Cây Trồng Vụ Chiêm Xuân Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Sản Xuất Cây Trồng Vụ Chiêm Xuân

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...

14/02/2015
Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Cây Trồng Cần Phù Hợp Với Mỗi Vùng Miền Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Cây Trồng Cần Phù Hợp Với Mỗi Vùng Miền

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.

14/02/2015
52 Hộ Nông Dân Huyện Nga Sơn Có Mức Thu Nhập Hơn 1 Tỷ Đồng/năm 52 Hộ Nông Dân Huyện Nga Sơn Có Mức Thu Nhập Hơn 1 Tỷ Đồng/năm

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được cán bộ, hội viên, nông dân huyện Nga Sơn hưởng ứng, phát triển có chất lượng và đi vào chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng vững mạnh và hiện đại.

14/02/2015
Làm Tốt Công Tác Thú Y, Góp Phần Đẩy Mạnh Phát Triển Chăn Nuôi Làm Tốt Công Tác Thú Y, Góp Phần Đẩy Mạnh Phát Triển Chăn Nuôi

Năm 2014 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh. Dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 13 xã thuộc 5 huyện làm 118 con gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 19 con lợn, 4 con bò.

14/02/2015