Các địa phương đã đăng ký xây dựng 216 cánh đồng mẫu lớn trong vụ Đông Xuân 2015-2016

Trong đó, có 209 CĐML sản xuất các loại lúa giống: CT 16, HYT 108, TH 3-3, TH 3-5, PC 26, Hoa ưu 109, VTNA2… với trên 8.760 ha, có 53.895 nông hộ tham gia và 7 CĐML sản xuất đậu phụng xen mì, bắp; đậu phụng, diện tích trên 233 ha với 622 nông hộ tham gia.
Các địa phương xây dựng nhiều CĐML là Phù Mỹ 43 cánh đồng sản xuất lúa và 1 cánh đồng sản xuất cây trồng cạn;
Tây Sơn 36 cánh đồng sản xuất lúa, 1 cánh đồng sản xuất cây trồng cạn;
Hoài Nhơn 30 cánh đồng sản xuất lúa; Tuy Phước 27 cánh đồng sản xuất lúa…
Nhiều địa phương đã kêu gọi được các doanh nghiệp tham gia CĐML ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân
. Theo lịch thời vụ của tỉnh, đến ngày 25.11, các địa phương sẽ hướng dẫn nông dân xuống giống sản xuất lúa.
Có thể bạn quan tâm

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y và các địa phương, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng tại địa bàn huyện Long Điền (Bà Rịa Vũng Tàu), diện tích nghêu bị chết đã lên đến trên 40ha, gây thiệt hại rất lớn cho người dân.

Những tháng đầu năm 2015, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, xen lẫn những cơn mưa trái mùa làm cho việc quản lý môi trường ao nuôi tôm trở lên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh trên tôm bùng phát, gây thiệt hại cho người nuôi.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên nuôi thủy sản, chủ yếu là các vùng nuôi tôm nước mặn, lợ giảm thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, trong vụ tôm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường công tác thú y thủy sản.

Thời gian qua, các ngành chức năng và các địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình đã tích cực khuyến cáo, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học một cách rộng rãi trong nuôi tôm như: EM, Probiotic, Prebiotic... nhằm xử lý môi trường ao nuôi thay thế việc xử lý bằng hóa chất; các loại chế phẩm sinh học bổ sung men đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa giảm hệ số thức ăn, nâng cao sức đề kháng phòng trừ dịch bệnh.