Các Địa Phương Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Cuối Vụ Mùa 2014

Huyện Quảng Xương: Vụ mùa năm 2014, huyện Quảng Xương gieo cấy hơn 8.500 ha, trong đó cơ cấu trên 60% diện tích lúa mùa muộn. Hiện nay, ở các xã: Quảng Cát, Quảng Phong, Quảng Châu... hơn 90% diện tích lúa mùa đang bị các đối tượng sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ; mật độ trung bình là trên 100 con/m2, cá biệt, có nơi lên tới trên 300 con/m2.
Nhằm hạn chế thấp nhất các loại sâu bệnh, trong đó có sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển và gây hại trên diện rộng, huyện đã và đang tăng cường chỉ đạo các địa phương, trạm khuyến nông, hướng dẫn bà con nông dân tích cực thăm đồng phát hiện sớm và tiêu diệt kịp thời; phun đúng thuốc, đúng liều lượng và áp dụng một số các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế thấp nhất các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại trên diện rộng.
Mặc dù tình hình sâu bệnh trên địa bàn huyện Triệu Sơn đang ở mức độ nhẹ, mật độ sâu bệnh thấp. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình sâu bệnh trên địa bàn tỉnh và điều kiện thời tiết bất thuận làm ảnh hưởng đến công tác phòng, trừ sâu bệnh, hiệu quả của việc phun phòng bị giảm sút.
Để bảo vệ diện tích lúa mùa, trong những ngày qua huyện Triệu Sơn tập trung tuyên truyền và tăng cường kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 “đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng cách, đúng lúc); tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn và bà con nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi các đối tượng sâu bệnh để kịp thời có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Do thời tiết bất thường nên 70 ha lúa ở các xã: Quang Trung, Ngọc Liên, Minh Sơn, Mỹ Tân... (Ngọc Lặc) xuất hiện một số sâu bệnh hại lúa, như: khô vằn, bạc lá đốm sọc vi khuẩn, vàng lá, nhất là sâu cuốn lá nhỏ lứa 6. Vì vậy, UBND huyện Ngọc Lặc đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cử cán bộ nông nghiệp, khuyến nông xuống cơ sở kiểm tra, hướng dẫn người dân cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa; đồng thời hướng dẫn nông dân tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, phân loại cây trồng, tình trạng sinh trưởng, mức độ nhiễm bệnh để có phương án phòng bệnh cho cây lúa; kiên quyết không để sâu bệnh hại lúa thành dịch.
Vào trung tuần tháng 8, huyện Như Thanh có hơn 120 ha lúa bị nhiễm các loại sâu bệnh như: Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6, sâu đục thân, rầy lưng trắng..., tập trung tại các xã: Mậu Lâm, Yên Thọ, Xuân Du, Hải Vân, Xuân Phúc... Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 gây hại nhiều nhất, với mật độ trung bình 30 – 40 con/m2.
Trước tình hình trên, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền diễn biến của tình hình sâu bệnh, khẩn trương triển khai các biện pháp phòng trừ và hướng dẫn nông dân phun thuốc theo hướng dẫn 4 đúng của cơ quan chuyên môn, đồng thời, khuyến cáo bà con nhân dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi các đối tượng sâu hại khác như: sâu đục thân, bệnh bạc lá, khô vằn... để xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa mùa.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết giữ ổn định 3,8 triệu ha đất lúa đến năm 2020, có ý kiến lo ngại khó thực hiện được chủ trương này, nhưng thực tế hiện nay tốc độ chuyển đổi đã chậm lại; thậm chí có địa phương xin chuyển đổi mục đích sử dụng, quay lại trồng lúa !

Đưa về những giống lúa mới, giúp nông dân ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt, thực hiện tốt việc liên doanh liên kết, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của nông dân - đó là những gì mà từ nhiều năm nay, Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Liên Thôn, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai đã làm được.

Các loại ngô ngọt, ngô rau dùng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao vì bán được giá, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ khoảng 65-90 ngày)

Bà Trịnh Thị Ái Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết: Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ven biển ở các huyện Đông Hòa, Tuy An và Sông Cầu đã tạm lắng, không phát hiện thêm vùng nuôi mới bị nhiễm bệnh.

Với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu… Trại cá sấu Tồn Phát, ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) hiện đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Quốc tế (CITES) cho phép xuất khẩu cá sấu, góp phần mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi.