Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Địa Phương Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Cuối Vụ Mùa 2014

Các Địa Phương Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Cuối Vụ Mùa 2014
Ngày đăng: 27/08/2014

Huyện Quảng Xương: Vụ mùa năm 2014, huyện Quảng Xương gieo cấy hơn 8.500 ha, trong đó cơ cấu trên 60% diện tích lúa mùa muộn. Hiện nay, ở các xã: Quảng Cát, Quảng Phong, Quảng Châu... hơn 90% diện tích lúa mùa đang bị các đối tượng sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ; mật độ trung bình là trên 100 con/m2, cá biệt, có nơi lên tới trên 300 con/m2.

Nhằm hạn chế thấp nhất các loại sâu bệnh, trong đó có sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển và gây hại trên diện rộng, huyện đã và đang tăng cường chỉ đạo các địa phương, trạm khuyến nông, hướng dẫn bà con nông dân tích cực thăm đồng phát hiện sớm và tiêu diệt kịp thời; phun đúng thuốc, đúng liều lượng và áp dụng một số các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế thấp nhất các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại trên diện rộng.

Mặc dù tình hình sâu bệnh trên địa bàn huyện Triệu Sơn đang ở mức độ nhẹ, mật độ sâu bệnh thấp. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình sâu bệnh trên địa bàn tỉnh và điều kiện thời tiết bất thuận làm ảnh hưởng đến công tác phòng, trừ sâu bệnh, hiệu quả của việc phun phòng bị giảm sút.

Để bảo vệ diện tích lúa mùa, trong những ngày qua huyện Triệu Sơn tập trung tuyên truyền và tăng cường kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 “đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng cách, đúng lúc); tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn và bà con nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi các đối tượng sâu bệnh để kịp thời có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Do thời tiết bất thường nên 70 ha lúa ở các xã: Quang Trung, Ngọc Liên, Minh Sơn, Mỹ Tân... (Ngọc Lặc) xuất hiện một số sâu bệnh hại lúa, như: khô vằn, bạc lá đốm sọc vi khuẩn, vàng lá, nhất là sâu cuốn lá nhỏ lứa 6. Vì vậy, UBND huyện Ngọc Lặc đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cử cán bộ nông nghiệp, khuyến nông xuống cơ sở kiểm tra, hướng dẫn người dân cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa; đồng thời hướng dẫn nông dân tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, phân loại cây trồng, tình trạng sinh trưởng, mức độ nhiễm bệnh để có phương án phòng bệnh cho cây lúa; kiên quyết không để sâu bệnh hại lúa thành dịch.

Vào trung tuần tháng 8, huyện Như Thanh có hơn 120 ha lúa bị nhiễm các loại sâu bệnh như: Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6, sâu đục thân, rầy lưng trắng..., tập trung tại các xã: Mậu Lâm, Yên Thọ, Xuân Du, Hải Vân, Xuân Phúc... Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 gây hại nhiều nhất, với mật độ trung bình 30 – 40 con/m2.

Trước tình hình trên, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền diễn biến của tình hình sâu bệnh, khẩn trương triển khai các biện pháp phòng trừ và hướng dẫn nông dân phun thuốc theo hướng dẫn  4 đúng của cơ quan chuyên môn, đồng thời, khuyến cáo bà con nhân dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi các đối tượng sâu hại khác như: sâu đục thân, bệnh bạc lá, khô vằn... để xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa mùa.


Có thể bạn quan tâm

Bắp Tăng Giá, Nông Dân Vẫn Lỗ Bắp Tăng Giá, Nông Dân Vẫn Lỗ

Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.

15/09/2014
Cá Chết Hàng Loạt Tại Hồ Thiền Quang Cá Chết Hàng Loạt Tại Hồ Thiền Quang

Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".

16/09/2014
“Khát” Giống Thủy Sản Chất Lượng “Khát” Giống Thủy Sản Chất Lượng

Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn, song có một thực tế là hiện nay, nhiều người nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng vì nguồn giống chưa đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ngậm ngùi nếm "trái đắng" bởi mua phải giống kém chất lượng trên thị trường.

16/09/2014
Thu Nhập Cao Từ Nuôi Ếch Giống Thái Lan Thu Nhập Cao Từ Nuôi Ếch Giống Thái Lan

“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.

16/09/2014
Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Nghĩa Hưng (Nam Định) Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Nghĩa Hưng (Nam Định)

Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.

16/09/2014