Các bon thấp, hiệu quả cao

Ông Phước bên công trình biogas, trại heo và vườn cây ăn trái
Bà Phan Thị Thu Sương, GĐ BQL dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bến Tre cho biết, tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 600.000 con các loại
Trong đó đàn heo trên 445.000 con, bò khoảng 155.000 con…
Toàn tỉnh hiện có trên 40.000 hộ chăn nuôi gia súc có quy mô từ 10 con trở lên. Để giúp người chăn nuôi tái cơ cấu ngành theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bến Tre đã được BQL Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Trung ương hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ xây dựng 3.600 hầm biogas;
Ngân hàng NN-PTNT cho vay 80% giá trị hầm trong 3 năm với lãi suất bằng 90% so với hiện hành…
Kết quả giúp người chăn nuôi và cộng đồng dân cư hưởng lợi rất lớn. Qua 18 tháng triển khai thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã xây được 2.380/3.600 hầm biogas loại nhỏ từ 50 m3 trở xuống.
Với tiến độ thực hiện như hiện tại, đến tháng 8/2016 Bến Tre sẽ hoàn thành kế hoạch dự án hỗ trợ.
Tất cả hộ chăn nuôi tham gia dự án đều phấn khởi bởi được dự án hỗ trợ vốn, được cho vay lãi suất thấp, chăn nuôi không còn gây ô nhiễm môi trường, tận dụng nước thải và chất thải rắn sử dụng cho vườn cây ăn trái đạt hiệu quả rất tốt.
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã mang lại hiệu quả thiết thực không chỉ cho người chăn nuôi mà trong toàn cộng đồng. BQL các bon thấp của tỉnh đề xuất dự án trung ương tiếp tục hỗ trợ vốn để giúp các địa phương thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng NTM.
Ông Trần Văn Phước, ấp Phú Bình, xã Phú Mỹ (Mỏ Cày Bắc) đã 40 năm gắn bó với nghề nuôi heo cho biết: "Với số lượng heo nuôi luôn ở mức 250 con trong chuồng mà không có hầm biogas xử lý chất thải thì ô nhiễm môi trường trầm trọng. Từ năm 2008 đến nay, trại heo của gia đình không còn bị bà con kiện vì ô nhiễm là nhờ áp dụng biogas.
Chất thải của heo đều được đưa xuống hầm biogas nên không còn bị hôi; nước thải đã qua xử lý được bơm, tưới cho cây ăn trái rất tốt, không cần phải bón phân hóa học.
Chất thải rắn từ hầm biogas đã hoai bơm lên mặt bờ là một phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho cây ăn trái. Từ năm 2008 đến nay 5.000 m2 đất vườn trồng măng cụt, bòn bon, sầu riêng, dừa… chỉ sử dụng "phân biogas".
"Trước đây chỉ có 2 hầm biogas, năm 2014 được dự án hỗ trợ 3 triệu đồng tôi đã đầu tư thêm 22 triệu đồng để xây hầm biogas 24 m3.
Với số lượng heo nuôi như hiện tại thì 3 hầm biogas có sức chứa 80 m3 mới kịp xử lý chất thải. Lượng gas từ 3 hầm gia đình không sử dụng hết nên bà con gần nhà có nhu cầu thì đầu tư ống kéo về sử dụng để nấu ăn và nấu rượu.
Có những hộ cách xa trại heo hơn 200 m, tốn gần 2 triệu đồng mua ống dẫn nhưng họ vẫn đầu tư.
Bình quân gia đình 4 người sử dụng gas để nấu ăn thì phải tốn khoảng 150.000 đồng/tháng. Còn đầu tư ống gần 2 triệu đồng mua ống dẫn gas về nhà, tốn có một lần nhưng sử dụng lâu dài thì quá hiệu quả", ông Phước nói.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhiều loại trái cây như mãng cầu ta, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh Sông Xoài, nhãn xuồng cơm vàng tại BR-VT được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, nhưng thị trường tiêu thụ của các loại trái cây này còn chưa ổn định.

Theo các cơ sở sản xuất tiêu sọ (tiêu trắng) tại các huyện Trảng Bom và Xuân Lộc (Đồng Nai), gần một tuần nay giá hạt tiêu đen tăng lên gần 240 ngàn đồng/kg, kéo theo giá hạt tiêu sọ tăng lên gần 400 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay.

Dự án 10.000ha ca cao trồng xen trong vườn dừa phục vụ cho xuất khẩu được hình thành và triển khai theo Quyết định số 23, ngày 5-1-2007 của UBND tỉnh Bến Tre. Mục tiêu của dự án là phát triển phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời tổ chức nghiên cứu, tư vấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để việc sản xuất ca cao phù hợp với thị trường; liên kết với các viện, trường, doanh nghiệp trong, ngoài nước hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ và tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến ca cao trong tỉnh.
Rút kinh nghiệm trong những mùa vụ qua, vụ lúa đông - xuân 2014 - 2015 năm nay, ngoài thực hiện đúng lịch gieo sạ mà ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã bố trí, nhiều nông dân trong tỉnh còn quan tâm chọn canh tác những giống xác nhận, áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, mô hình “3 giảm, 3 tăng”, đặc biệt tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn… đây được xem là biện pháp tích cực nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị hạt lúa.

Dọc theo tuyến đường ĐT 723 nối liền hai thành phố Đà Lạt - Nha Trang, bên cạnh thưởng thức ánh sáng lung linh trong đêm từ những vườn rau, hoa trong nhà kính nằm dưới thung sâu, trên đồi cao, ban ngày du khách còn có thể ngắm nhìn những khu vườn atisô thấp thoáng hai bên đường.