Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Biện Pháp Đối Phó Với Dịch Bệnh Ở Tôm

Các Biện Pháp Đối Phó Với Dịch Bệnh Ở Tôm
Ngày đăng: 28/06/2012

Thời gian gần đây nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Bình có tình trạng tôm chết chưa rõ nguyên nhân. Nhiều hộ nuôi đã tỏ ra lo lắng và thiệt hại cũng không nhỏ. Vậy cơ quan chức năng đã có những động thái nào để ngăn chặn dịch bệnh, làm người nuôi yên tâm?

Theo báo cáo của ngành chức năng, từ cuối tháng 5-2012 dịch bệnh trên tôm xuất hiện rải rác ở một số địa phương và đến đầu tháng 6-2012 rộ lên ở các địa phương trong tỉnh trên tổng diện tích 18,7 ha. Cụ thể, ở Quảng Trạch 12,96 ha, Bố Trạch 4,81 ha và Quảng Ninh 0,5 ha. Ngay khi có thông tin cấp báo từ cơ sở, Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo các trạm thú y huyện, thành phố nắm bắt tình hình, lấy mẫu và xét nghiệm để có biện pháp xử lý.

Ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, sau khi tiến hành các thủ tục xét nghiệm (56 mẫu) kết quả như sau: 4,65 ha của 9 hộ nuôi bị bệnh do virut bệnh đốm trắng còn lại 13,6 ha chết do nguyên nhân khác. Cụ thể, bệnh đốm trắng ở Quảng Trạch trên diện tích 2,72 ha (xã Quảng Tiên 0,5 ha, xã Quảng Thuận 1,47 ha, xã Quảng Lộc 0,75 ha), tôm chết chưa rõ nguyên nhân 10,24 ha (Quảng Hải 5,49 ha, Quảng Tiên 3,6 ha, Quảng Thuận 0,7 ha); ở Bố Trạch bị bệnh đốm trắng 1,45 ha (Đồng Trạch 0,65 ha, Mỹ Trạch 0,8 ha), bệnh chưa rõ nguyên nhân 3,36 ha ở xã Đồng Trạch; tại huyện Quảng Ninh, tôm bị bệnh đốm trắng 0,5 ha tại xã Hàm Ninh.

Nói chưa rõ nguyên nhân là khi Chi cục đã tiến hành xét nghiệm các loại dịch bệnh khác, kết quả cho thấy các mẫu đều âm tính với các bệnh như Taura (TSV), đầu vàng... Chi cục cũng đã phối hợp với cơ quan Thú y vùng III để kiểm chứng kết quả nhằm tìm ra căn bệnh cụ thể đối với những diện tích trên. Qua kiểm chứng đều đúng như xét nhiệm của Chi cục Thú y tỉnh là các mẫu đều cho âm tính với các bệnh gan tuỵ do vi khuẩn (NHP), bệnh hoại tử (IMNV), Taura (TSV).

Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Thương Hiệu Mủ Trôm Tuy Phong (Bình Thuận) Xây Dựng Thương Hiệu Mủ Trôm Tuy Phong (Bình Thuận)

Cây trôm là một phát hiện thú vị của huyện Tuy Phong (Bình Thuận), một minh chứng cho nỗ lực biến khó khăn, thách thức thành lợi thế của người nông dân ở vùng đất khô hạn nhất nước này.

29/12/2014
Rau Xanh Mùa Đông Giá Cao, Dễ Bán Rau Xanh Mùa Đông Giá Cao, Dễ Bán

Sau trận lũ muộn mới đây, nông dân các xã Phú Mậu, Phú Thanh (Phú Vang), Quảng Thọ, Quảng Thành, Sịa (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế)... đã tập trung khôi phục, tẩy rửa lớp bùn non phủ trên những luống rau. Những vườn rau cải, xà lách, hành ngò... nhờ vậy mà nay đã phủ một màu xanh non mơn mởn. Vùng nông thôn những ngày này có nhiều chuyến xe chở rau đến các chợ vùng ven đô, hay trung tâm thành phố Huế để bán.

29/12/2014
Dưa Leo Được Giá Dưa Leo Được Giá

Giá cao là do thời điểm này chỉ có những rẫy dưa nằm trong đê bao khép kín được người dân xuống giống sớm mới có trái thu hoạch nên nguồn cung còn hạn chế. Với giá hiện tại, nông dân sẽ có lợi nhuận khoảng 12 triệu đồng/công.

29/12/2014
Sản Lượng Lúa Tăng Gần 1 Triệu Tấn Sản Lượng Lúa Tăng Gần 1 Triệu Tấn

Cũng theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích ngô đạt khoảng 1,21 triệu ha, tăng 38.000 ha và sản lượng khoảng 5,45 triệu tấn, tăng 4,8%. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 50,5 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với năm 2013.

29/12/2014
Giá Điều Đầu Vụ Sẽ Cao Giá Điều Đầu Vụ Sẽ Cao

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh Bình Phước hiện còn khoảng 134.506 ha điều (giảm 36.630 ha so với năm 2007). Trong đó, diện tích sản xuất có hiệu quả chỉ chiếm 40 - 50%, là những vườn được trồng giống mới năng suất cao, trồng trên vùng đất tốt.

29/12/2014