Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Biện Pháp Đối Phó Với Dịch Bệnh Ở Tôm

Các Biện Pháp Đối Phó Với Dịch Bệnh Ở Tôm
Ngày đăng: 28/06/2012

Thời gian gần đây nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Bình có tình trạng tôm chết chưa rõ nguyên nhân. Nhiều hộ nuôi đã tỏ ra lo lắng và thiệt hại cũng không nhỏ. Vậy cơ quan chức năng đã có những động thái nào để ngăn chặn dịch bệnh, làm người nuôi yên tâm?

Theo báo cáo của ngành chức năng, từ cuối tháng 5-2012 dịch bệnh trên tôm xuất hiện rải rác ở một số địa phương và đến đầu tháng 6-2012 rộ lên ở các địa phương trong tỉnh trên tổng diện tích 18,7 ha. Cụ thể, ở Quảng Trạch 12,96 ha, Bố Trạch 4,81 ha và Quảng Ninh 0,5 ha. Ngay khi có thông tin cấp báo từ cơ sở, Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo các trạm thú y huyện, thành phố nắm bắt tình hình, lấy mẫu và xét nghiệm để có biện pháp xử lý.

Ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, sau khi tiến hành các thủ tục xét nghiệm (56 mẫu) kết quả như sau: 4,65 ha của 9 hộ nuôi bị bệnh do virut bệnh đốm trắng còn lại 13,6 ha chết do nguyên nhân khác. Cụ thể, bệnh đốm trắng ở Quảng Trạch trên diện tích 2,72 ha (xã Quảng Tiên 0,5 ha, xã Quảng Thuận 1,47 ha, xã Quảng Lộc 0,75 ha), tôm chết chưa rõ nguyên nhân 10,24 ha (Quảng Hải 5,49 ha, Quảng Tiên 3,6 ha, Quảng Thuận 0,7 ha); ở Bố Trạch bị bệnh đốm trắng 1,45 ha (Đồng Trạch 0,65 ha, Mỹ Trạch 0,8 ha), bệnh chưa rõ nguyên nhân 3,36 ha ở xã Đồng Trạch; tại huyện Quảng Ninh, tôm bị bệnh đốm trắng 0,5 ha tại xã Hàm Ninh.

Nói chưa rõ nguyên nhân là khi Chi cục đã tiến hành xét nghiệm các loại dịch bệnh khác, kết quả cho thấy các mẫu đều âm tính với các bệnh như Taura (TSV), đầu vàng... Chi cục cũng đã phối hợp với cơ quan Thú y vùng III để kiểm chứng kết quả nhằm tìm ra căn bệnh cụ thể đối với những diện tích trên. Qua kiểm chứng đều đúng như xét nhiệm của Chi cục Thú y tỉnh là các mẫu đều cho âm tính với các bệnh gan tuỵ do vi khuẩn (NHP), bệnh hoại tử (IMNV), Taura (TSV).

Có thể bạn quan tâm

Vùng cao Quảng Nam kỳ vọng thoát nghèo từ sâm Ngọc Linh Vùng cao Quảng Nam kỳ vọng thoát nghèo từ sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh - một loại dược liệu quý phân bố ở vùng núi cao giáp ranh giữa Quảng Nam và Kon Tum, đang được kỳ vọng trở thành cây thương phẩm có giá trị xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

29/08/2015
Cây sen ở vùng đất nhiễm phèn nặng Cây sen ở vùng đất nhiễm phèn nặng

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên vùng đất lúa nhiễm phèn nặng, năng suất thấp để cải thiện thu nhập là mục tiêu trọng tâm của chính quyền và nông dân ấp Ba Tiêu, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Mô hình trồng sen lấy ngó hiện đang được người dân Ba Tiêu ưa chuộng, bởi thời gian trồng, chăm sóc dễ dàng và cho thu hoạch nhanh. So với trồng lúa, mô hình này cho thu nhập cao hơn.

29/08/2015
Được mùa lúa hè thu Được mùa lúa hè thu

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang khẩn trương xuống đồng đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ hè thu 2015. Thiên tai, hạn hán kỷ lục vừa qua những tưởng vụ lúa thất bát, nhưng theo đánh giá của Sở Nông nghiệp, vụ hè thu này được mùa nhất so với mấy năm gần đây.

29/08/2015
Kiệu giống rớt giá Kiệu giống rớt giá

Đã gần 1 tháng nay, dù bắt đầu vào vụ kiệu mới nhưng giá kiệu giống tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân từ đầu vụ đến nay, kiệu tốt, chắc, lớn củ bình quân 25.000đ/kg (thấp hơn 10.000 - 15.000đ/kg); kiệu chất lượng trung bình bình quân 20.000đ/kg (thấp hơn 6.000 - 7.000đ/kg), kiệu nhỏ củ bình quân 15.000đ/kg (thấp hơn 5.000đ/kg).

29/08/2015
Hàng ngàn ha cây trồng bị hạn Hàng ngàn ha cây trồng bị hạn

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài đã làm hàng ngàn ha cây trồng các loại trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) bị hạn. Hiện một số cây trồng như lúa, bắp, mì… của người dân đang bị khô héo từng ngày vì thiếu nước. Trong thời gian tới nếu nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ đại hạn và vụ mùa trắng tay là điều rất khó tránh khỏi.

29/08/2015