Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Biện Pháp Đối Phó Với Dịch Bệnh Ở Tôm

Các Biện Pháp Đối Phó Với Dịch Bệnh Ở Tôm
Ngày đăng: 28/06/2012

Thời gian gần đây nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Bình có tình trạng tôm chết chưa rõ nguyên nhân. Nhiều hộ nuôi đã tỏ ra lo lắng và thiệt hại cũng không nhỏ. Vậy cơ quan chức năng đã có những động thái nào để ngăn chặn dịch bệnh, làm người nuôi yên tâm?

Theo báo cáo của ngành chức năng, từ cuối tháng 5-2012 dịch bệnh trên tôm xuất hiện rải rác ở một số địa phương và đến đầu tháng 6-2012 rộ lên ở các địa phương trong tỉnh trên tổng diện tích 18,7 ha. Cụ thể, ở Quảng Trạch 12,96 ha, Bố Trạch 4,81 ha và Quảng Ninh 0,5 ha. Ngay khi có thông tin cấp báo từ cơ sở, Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo các trạm thú y huyện, thành phố nắm bắt tình hình, lấy mẫu và xét nghiệm để có biện pháp xử lý.

Ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, sau khi tiến hành các thủ tục xét nghiệm (56 mẫu) kết quả như sau: 4,65 ha của 9 hộ nuôi bị bệnh do virut bệnh đốm trắng còn lại 13,6 ha chết do nguyên nhân khác. Cụ thể, bệnh đốm trắng ở Quảng Trạch trên diện tích 2,72 ha (xã Quảng Tiên 0,5 ha, xã Quảng Thuận 1,47 ha, xã Quảng Lộc 0,75 ha), tôm chết chưa rõ nguyên nhân 10,24 ha (Quảng Hải 5,49 ha, Quảng Tiên 3,6 ha, Quảng Thuận 0,7 ha); ở Bố Trạch bị bệnh đốm trắng 1,45 ha (Đồng Trạch 0,65 ha, Mỹ Trạch 0,8 ha), bệnh chưa rõ nguyên nhân 3,36 ha ở xã Đồng Trạch; tại huyện Quảng Ninh, tôm bị bệnh đốm trắng 0,5 ha tại xã Hàm Ninh.

Nói chưa rõ nguyên nhân là khi Chi cục đã tiến hành xét nghiệm các loại dịch bệnh khác, kết quả cho thấy các mẫu đều âm tính với các bệnh như Taura (TSV), đầu vàng... Chi cục cũng đã phối hợp với cơ quan Thú y vùng III để kiểm chứng kết quả nhằm tìm ra căn bệnh cụ thể đối với những diện tích trên. Qua kiểm chứng đều đúng như xét nhiệm của Chi cục Thú y tỉnh là các mẫu đều cho âm tính với các bệnh gan tuỵ do vi khuẩn (NHP), bệnh hoại tử (IMNV), Taura (TSV).

Có thể bạn quan tâm

Xuất Hiện Người Lạ Bắt Đỉa Bán Cho Thương Lái Ở Hà Tĩnh Xuất Hiện Người Lạ Bắt Đỉa Bán Cho Thương Lái Ở Hà Tĩnh

Theo anh Nguyễn Văn Minh (43 tuổi), xóm 1, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, gần 1 tháng trở lại đây, cứ mỗi lần đi chăn trâu, thăm ruộng lúa, anh lại thấy một vài người phụ nữ đi theo nhóm 2-5 người, đeo túi, vợt, lội ruộng, vẫy nước bẩn để “nhử” đỉa. Họ bắt cả mấy kg đỉa bỏ vào túi vải. Nhóm người chủ yếu ở nơi khác đến.

02/08/2014
VAHIP Hỗ Trợ Tích Cực Trong Phòng Chống Cúm Gia Cầm Tại Hà Tĩnh VAHIP Hỗ Trợ Tích Cực Trong Phòng Chống Cúm Gia Cầm Tại Hà Tĩnh

Sáng 18/7, Ban quản lý dự án VAHIP Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam".

18/07/2014
Dân Bảy Núi Trồng Chùm Ngây Dưới Tán Rừng Để Thoát Nghèo Dân Bảy Núi Trồng Chùm Ngây Dưới Tán Rừng Để Thoát Nghèo

Hạt chùm ngây 100.000 - 120.000 đồng/kg, lá non 50.000 - 60.000 đồng/kg, giống 15.000 đồng/cây, loài vốn chỉ làm hàng rào giờ có thể mang lại cho nông dân cả trăm triệu mỗi năm.

02/08/2014
Mác Mật Được Mùa Kép Mác Mật Được Mùa Kép

Thời điểm hiện nay, người dân ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc (Lạng Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch quả mác mật với nềm vui được mùa, được giá.

18/07/2014
Xuất Khẩu Đồ Gỗ Có Thể Đạt 6,5 Tỷ USD Xuất Khẩu Đồ Gỗ Có Thể Đạt 6,5 Tỷ USD

Hiện nay, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 100 thị trường nước ngoài. Những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ) là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2013, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng thứ hai tại châu Á và thứ 6 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 5,5 tỷ USD.

18/07/2014