Cá Tra Vẫn Chưa Thể Quay Lại Nga

Thị trường Nga vẫn tiếp tục đóng chặt cửa đối với cá tra Việt Nam, cho dù trước đó các cơ quan có liên quan ở Việt Nam dự báo thị trường này sẽ mở cửa chậm nhất vào cuối tháng 4-2014. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, không biết khi nào cá tra của Việt Nam mới có thể quay lại thị trường Nga.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) nói, vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN – PTNT) đã đi sang Nga đàm phán để có thể đưa cá tra vào thị trường này sau khi bị "cấm cửa" từ 31-1.
“Lúc đó, theo tiến độ công việc chúng tôi dự báo chậm nhất đến cuối tháng 4, cá tra sẽ được quay lại thị trường Nga, thực tế có những phát sinh và chúng tôi chưa biết được khi nào thị trường này mới mở cửa trở lại cho cá tra của Việt Nam,” ông Hòe nói. Ông Hoè từ chối không cho biết chi tiết các rắc rối là gì.
Theo Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ NN - PTNT trong số 602 doanh nghiệp, cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu vào châu Âu, chỉ có 34 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn để xuất vào thị trường Nga.
Ông Hòe cho biết, những doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản vào Nga hiện nay cũng chỉ được phép xuất khẩu các mặt hàng hải sản, thủy sản khô chứ không có cá tra.
Trước đó, cá tra bị tạm ngưng xuất khẩu vào Nga vào năm 2008 do tình trạng mạ băng cao trong sản phẩm. Sau đó, phía Việt Nam cam kết không để tái diễn tình trạng mạ băng cao (có khi lên đến 30% - trong 1 ký phile cá tra có 300 gram nước ở dạng đông lạnh) và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm nên đến giữa năm năm 2009 mới được xuất khẩu trở lại.
Cuối năm 2013, phía Nga có một đợt thanh, kiểm tra vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại một số ao nuôi, cơ sở chế biến của một số doanh nghiệp đang xuất khẩu cá tra sang Nga. Kết quả, cá tra bị tạm ngưng xuất khẩu kể từ ngày 31-1-2014.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Mexico nhập gạo từ 6 quốc gia chủ yếu là Hoa Kỳ, Uruguay, Pakistan, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan. Riêng 5 tháng đầu năm, Mexico nhập từ Việt Nam khoảng 15.000 tấn.

Chiều ngày 05/6/2014, tại huyện Duyên Hải, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh phối hợp với Viện Hải dương học, Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo UBND huyện Duyên Hải, huyện Châu Thành và đại diện các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi nghêu ở các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh”.

Nằm trong chương trình “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”, Sở Công thương Đà Nẵng vừa tổ chức hội nghị “kết nối cung- cầu sản phẩm của doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng” với sự tham dự của các hiệp doanh doanh nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) đã có trên 67 ha mì (sắn) bị bệnh rệp sáp bột hồng, tập trung ở các xã Khuê Ngọc Điền, Hòa Sơn và thị trấn Krông Kmar.

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Quang Húc cho biết, đời sống của hơn 4.000 người dân nơi đây vẫn chủ yếu dựa vào SXNN. Tuy nhiên, trồng lúa chỉ giúp dân chủ động lương thực, chứ để làm giàu có thì rất khó. Sông Bứa chạy qua xã Quang Húc có độ dài khoảng 3 km, nguồn nước tương đối sạch.