Cá Tra Nguyên Liệu Có Xu Hướng Tăng Giá

Ông Nguyễn Văn Đời, nông dân nuôi cá tra ở ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, sau thời gian dài nằm ở mức dưới giá thành sản xuất, tuần qua giá cá tra đã tăng thêm 1.000 đồng/kg giúp nông dân nuôi cá vượt qua ngưỡng thua lỗ, bắt đầu có lời.
Hiện nay, cá tra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu loại I (thịt trắng, trọng lượng 700 - 850 gam/con) được các doanh nghiệp thu mua tại ao với giá 23.000 - 23.500 đồng/kg (trả tiền sau 1 tháng bắt cá), cá tra chất lượng kém được thu mua với giá thấp hơn 500 - 1.000 đồng/kg.
Theo nhiều nông dân nuôi cá tra ở huyện, đây là mức giá cá tra cao nhất từ đầu năm đến nay được thương lái thu mua. Trước đây gần 2 tháng, có một số thông tin giá cá tra ở một số địa phương thuộc các tỉnh lân cận đã vượt lên mức 24.000 - 24.500 đồng/kg, tuy nhiên, ở huyện chưa có hộ nuôi nào bán được với giá đó mà bán phổ biến ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg.
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, hiện nay, giá thành nuôi cá tra bao gồm các chi phí: con giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y, nhân công,... dao động từ 22.000 - 23.000 đồng (tùy kỹ thuật nuôi), sau khi trừ chi phí nông dân còn lãi 500 - 1.500 đồng/kg. Bình quân mỗi hecta nuôi cá tra ở địa phương này đạt năng suất khoảng 300 tấn/ha, do vậy nếu nông dân thu hoạch cá thời điểm này có thể có lợi nhuận 150 - 450 triệu đồng/ha.
Dù giá cá đã tăng trở lại, nhưng do giá dưới giá thành sản xuất một thời gian dài nên hiện nay gần như các hộ nuôi nhỏ lẻ không có cá để bán. Nguyên nhân là do thua lỗ trong những vụ nuôi trước nên hầu như nông dân nuôi cá thiếu vốn sản xuất. Quan trọng hơn là do giá cá bấp bênh, giá bán cá thấp hơn chi phí nuôi cá nên phần lớn diện tích nuôi cá của nông dân nuôi riêng lẻ phải bỏ ao hay nuôi cầm chừng. Do đó, hoạt động nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu diễn ra tại vùng nuôi cá nguyên liệu của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích ao nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 130 ha. Thời điểm này, diện tích thả nuôi cá tra của doanh nghiệp có nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu là 48,7 ha, chiếm 54,4% tổng diện tích cá tra thả nuôi toàn tỉnh; doanh nghiệp không có nhà máy chế biến là 7,6 ha, chiếm 8,5%; hộ gia đình là 27,7 ha, chiếm 31%; hợp tác xã là 5,5 ha, chiếm 6,1%.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi bò lai Sind đã được người nông dân trong toàn tỉnh Quảng Bình “ưa chộng” vì không những thời gian sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật, mà giá thành bán ra thị trường cũng cao hơn nhiều so với bò thường. Chăn nuôi bò lai được xem là hướng đi thích hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống cho người nông dân.

Cá nác hoa là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Cá nác hoa trước đây phân bố tự nhiên rất nhiều ở vùng bãi triều ven biển và vùng cửa sông, cửa lạch các tỉnh ven biển miền Bắc. Tuy nhiên hiện nay, do việc quây đầm, nuôi ngao, sử dụng thuốc diệt tạp bừa bãi nên loài hải sản này phân bố tự nhiên không còn đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt.

Để kịp thời tái tạo và bổ sung nguồn lợi này, Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thuỷ sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau” đã được thực hiện gần 2 năm qua, nhưng để được kết quả như mục tiêu đề ra còn rất nhiều việc phải làm.

Trái với mong đợi của nhà nông, sau khi xịt thuốc dưỡng lúa hiệu “9 trong 1” do Công ty Hóa nông lúa vàng sản xuất, nhiều đồng lúa ở ấp Đòn Dong (xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nguy cơ thất thu nặng… Chuyện xảy ra khoảng hơn nửa tháng nay.

Sau 10 năm vất vả làm ăn, trồng đủ loại cây mà kinh tế gia đình vẫn khó khăn. Anh khăn gói vào Nam làm ăn và tìm hiểu những kinh nghiệm trồng cây TLRĐ ở tỉnh Tiền Giang. Năm 2009, anh trở về và đầu tư gần 150 triệu đồng làm đường, đưa các cột bê tông lên khu vườn, kéo điện, đường nước bắt đầu trồng thử nghiệm cây TLRĐ.