Cá tra không lãi

* 17 hộ bán cá tra kiện Cty Thiên Mã
Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch trên 126 ngàn tấn cá tra nguyên liệu. Nhưng giá thấp hơn cùng kỳ năm ngoái từ 2.000 - 2.500đ/kg, sau khi trừ các khoản chi phí về con giống, thức ăn và các chi phí khác, người nuôi chỉ có lãi rất thấp hoặc thua lỗ. Hiện giá cá tra nguyên liệu đang dao động mức 22.000 - 22.500đ/kg (đối với cá loại 0,7 - 0,9kg/con). Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình XK cá tra tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các DN chế biến, XK trong nước cũng khó khăn, tác động tiêu cực đến giá mua cá tra nguyên liệu.
* Vừa qua, 17 người đại diện các hộ nuôi, bán cá tra cho Cty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã (Cần Thơ) đã ký tên vào đơn gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị vào cuộc, giúp đòi lại số tiền nợ hơn 17,7 tỉ đồng. Đây là số tiền nợ mua cá đã kéo dài hơn 2 năm qua mà Cty Thiên Mã dây dưa không trả.
Trong đó, Cty nợ người bán cá tra nhiều nhất hơn 4,9 tỉ đồng và thấp nhất 76,5 triệu đồng/người.
Ông Phạm Thành Tín ở Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ là một trong 17 người bán cá cho Cty Thiên Mã, cho biết: Hiện nay nhiều người bán cá tra cho Cty Thiên Mã đang lâm vào cảnh lao đao vì phải trả tiền lãi vay ngân hàng mỗi tháng, trong khi đó các khoản nợ của Cty Thiên Mã đang được Cty mua bán nợ tiến hành thu mua lại. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, số tiền nợ mua cá tra của các hộ dân vẫn chưa được thanh toán.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, cá tra có diện tích nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 6.200 ha với sản lượng 598 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu hoạch.

Những năm gần đây, tại những vùng đất gò đồi cao, đất ruộng thiếu nước, do trồng lúa xuân hè kém hiệu quả nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn TP.Tam Kỳ đã thay thế trồng cây mè. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn được sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa cũng như hạn chế được việc bỏ đất hoang do thiếu nước vào mùa khô.

Từ tháng 6/2013, đề tài được triển khai nuôi thí điểm tại hộ ông Nguyễn Đức Nhi - ở xã Cam Thịnh Đông, với diện tích 4.000 m2, thả nuôi 400.000 con ốc hương giống và 4.000 con hải sâm. Sau 5 tháng rưỡi thả nuôi, trừ các khoản chi phí đầu tư, hộ nuôi còn lãi gần 256 triệu đồng.

Thẩm quyền công bố dịch bệnh thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y. Trong trường hợp không công bố dịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận về loại dịch bệnh thủy sản xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương để làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ.

Đó là đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ sau khi tham quan Cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp của doanh nghiệp tư nhân Tài Nguyên và nghe doanh nghiệp này báo cáo về Dự án đầu tư cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp công nghệ cao tại xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa vào ngày 5.8.