Cá tra không lãi

* 17 hộ bán cá tra kiện Cty Thiên Mã
Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch trên 126 ngàn tấn cá tra nguyên liệu. Nhưng giá thấp hơn cùng kỳ năm ngoái từ 2.000-2.500đ/kg, sau khi trừ các khoản chi phí về con giống, thức ăn và các chi phí khác, người nuôi chỉ có lãi rất thấp hoặc thua lỗ.
Hiện giá cá tra nguyên liệu đang dao động mức 22.000-22.500đ/kg (đối với cá loại 0,7 - 0,9kg/con). Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình XK cá tra tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các DN chế biến, XK trong nước cũng khó khăn, tác động tiêu cực đến giá mua cá tra nguyên liệu.
* Vừa qua, 17 người đại diện các hộ nuôi, bán cá tra cho Cty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã (Cần Thơ) đã ký tên vào đơn gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị vào cuộc, giúp đòi lại số tiền nợ hơn 17,7 tỉ đồng. Đây là số tiền nợ mua cá đã kéo dài hơn 2 năm qua mà Cty Thiên Mã dây dưa không trả.
Trong đó, Cty nợ người bán cá tra nhiều nhất hơn 4,9 tỉ đồng và thấp nhất 76,5 triệu đồng/người.
Ông Phạm Thành Tín ở Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ là một trong 17 người bán cá cho Cty Thiên Mã, cho biết: Hiện nay nhiều người bán cá tra cho Cty Thiên Mã đang lâm vào cảnh lao đao vì phải trả tiền lãi vay ngân hàng mỗi tháng, trong khi đó các khoản nợ của Cty Thiên Mã đang được Cty mua bán nợ tiến hành thu mua lại. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, số tiền nợ mua cá tra của các hộ dân vẫn chưa được thanh toán.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.

Chúng tôi về xã Giao Hà (Giao Thủy) đúng lúc người dân đang hối hả, tất bật với việc thu hoạch hoa hòe để… chạy bão. Già, trẻ, gái, trai ai cũng bận rộn “hái hòe”. Đây cũng là thời điểm cây hòe đang cho hoa, nụ nhiều nhất trong năm. Nhiều năm nay, người dân trong xã đã khai thác thế mạnh của đất phù sa sông Hồng để trồng hòe và đinh lăng xuất bán làm dược liệu.

Toàn thôn Thanh Thủy (Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi) có 550 hộ dân thì đã có hơn 400 hộ dân theo đuổi nghề trồng hành hàng chục năm nay. Trước hiệu quả kinh tế đem lại, cây hành ngày càng được bà con nông dân “tín nhiệm”. Họ rất muốn mở rộng diện tích trồng hành nhưng lại gặp phải “nút thắt” vì thiếu cát.

Trong tháng 7/2013, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phối hợp với Công ty Giống Trang Nông, Công ty phân bón Bình Điền, Công ty Donatechno triển khai thực hiện cánh đồng mẫu dưa hấu cho 47 hộ dân ở ấp Huyền Đức, trên diện tích 24,1ha.