Cá tra không lãi

* 17 hộ bán cá tra kiện Cty Thiên Mã
Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch trên 126 ngàn tấn cá tra nguyên liệu. Nhưng giá thấp hơn cùng kỳ năm ngoái từ 2.000-2.500đ/kg, sau khi trừ các khoản chi phí về con giống, thức ăn và các chi phí khác, người nuôi chỉ có lãi rất thấp hoặc thua lỗ.
Hiện giá cá tra nguyên liệu đang dao động mức 22.000-22.500đ/kg (đối với cá loại 0,7 - 0,9kg/con). Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình XK cá tra tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các DN chế biến, XK trong nước cũng khó khăn, tác động tiêu cực đến giá mua cá tra nguyên liệu.
* Vừa qua, 17 người đại diện các hộ nuôi, bán cá tra cho Cty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã (Cần Thơ) đã ký tên vào đơn gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị vào cuộc, giúp đòi lại số tiền nợ hơn 17,7 tỉ đồng. Đây là số tiền nợ mua cá đã kéo dài hơn 2 năm qua mà Cty Thiên Mã dây dưa không trả.
Trong đó, Cty nợ người bán cá tra nhiều nhất hơn 4,9 tỉ đồng và thấp nhất 76,5 triệu đồng/người.
Ông Phạm Thành Tín ở Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ là một trong 17 người bán cá cho Cty Thiên Mã, cho biết: Hiện nay nhiều người bán cá tra cho Cty Thiên Mã đang lâm vào cảnh lao đao vì phải trả tiền lãi vay ngân hàng mỗi tháng, trong khi đó các khoản nợ của Cty Thiên Mã đang được Cty mua bán nợ tiến hành thu mua lại. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, số tiền nợ mua cá tra của các hộ dân vẫn chưa được thanh toán.
Có thể bạn quan tâm

Tại cuộc họp về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) chiều 5/4, Bộ NN&PTNT đã chính thức công bố kết quả kiểm tra tình hình sử dụng hóa chất cấm Beta agonist trong chăn nuôi.

Được sự tư vấn và giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của Cty TNHH Thương mại Trung Việt, vụ đông 2007, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" trên các loại cây rau màu: Bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, khoai lang rau, rau cải và chăn nuôi gà sinh sản, lợn thương phẩm ở các xã Xuân Cẩm, Mai Đình, Hoàng An, Hoàng Lương, Thanh Vân, đạt hiệu quả kinh tế cao

Đến đầu tháng 4.2012, các xã ven đầm Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định) như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đã thả tôm giống vào nuôi trên diện tích 967 ha/971 ha kế hoạch. Mới đầu vụ, diện tích hồ tôm mắc bệnh đã lan rộng lên gần 50 ha, trong đó có gần 12 ha bị nhiễm virus SEMBV (đốm trắng), phần còn lại cũng mắc các bệnh do môi trường.

Mô hình này có sự tham gia của 5-7 hộ/xã, cho diện tích tưới từ 1,2- 1,5 ha. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô.

Ông Phùng Quang Hộ - Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn), cho biết: Đến trưa ngày 3/4, tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn còn trên 200 xe vận chuyển dưa hấu (20 - 25 tấn/xe) còn ứ đọng chưa được thông quan.