Cá Tra, Khóm Tăng Giá

Theo số liệu thống kê từ Trạm thủy sản thị xã Ngã Bảy, hiện trên địa bàn thị xã Ngã Bảy còn 89 hộ nuôi cá tra thương phẩm với diện tích mặt nước ao nuôi 51ha. Trong đó diện tích đã được thu hoạch trong hơn 10 tháng đầu năm nay là 42ha, với tổng sản lượng trên 11.000 tấn.
Sau thời gian dài giảm giá, hiện giá cá tra thương phẩm đang có lợi cho người nuôi. Giá cá tra đang được các nhà máy chế biến thu mua ở mức 24.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí sản xuất, người nuôi có lãi từ 2.000-2.500 đồng/kg.
lThành phố Vị Thanh có 1.220ha khóm, tập trung ở các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu và Vị Tân. Trong đó, diện tích trồng mới là 42ha, còn lại là diện tích khóm lưu gốc. Trong tháng này, nông dân thành phố đã thu hoạch được 72ha, nâng tổng số từ đầu năm đến nay thu hoạch hơn 1.000ha, năng suất bình quân 18,1 tấn/ha. Giá khóm hiện nay nông dân bán tại rẫy từ 6.500-6.800 đồng/trái đối với khóm loại I (từ 1kg trở lên), tăng 300-500 đồng/trái so với tháng trước.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE1831BC/Ca_tra_khom_tang_gia.aspx
Có thể bạn quan tâm

Báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) về tình hình dịch bệnh cho hay, đã có thêm một tỉnh nữa bùng phát dịch tai xanh, đó là tỉnh Bạc Liêu.

Vụ xuân 2012, hợp tác xã nông nghiệp thôn Ngô Cương (xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình) đã triển khai gieo trồng 21 mẫu bí đỏ siêu cao sản (siêu hạt).

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.