Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá tra cá tra đói vốn

Cá tra cá tra đói vốn
Ngày đăng: 09/09/2015

Người nông dân chịu thiệt

Ông Nguyễn Văn Tâm - hộ nuôi cá tra lâu năm tại huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ - cho biết: Có hai hình thức hợp tác nuôi cá tra giữa DN và nông dân. Hình thức thứ nhất, DN giao nguyên liệu, nhận thành phẩm. Hình thức hợp tác thứ hai, DN chọn những người nuôi có năng lực nhưng thiếu vốn ở giai đoạn cuối để hợp tác.

Do thiếu vốn ở giai đoạn đầu, đa số người nuôi chọn hình thức hợp tác thứ nhất, mặc dù lợi nhuận thu được ít hơn. Nhưng dù ở hình thức nào thì nông dân cũng là người ở thế dưới, phải chịu nhiều rủi ro như: Dịch bệnh, hao hụt trong ao nuôi…

Cùng quan điểm, bà Phạm Thị Thẳng - hộ nuôi cá tra tại xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - cho rằng, hợp đồng ràng buộc giữa DN và người nuôi cá tra chỉ mang tính chiếu lệ. Trong hợp đồng, DN thỏa thuận thanh toán 20 - 30% sau khi bắt cá và thanh toán hết sau 1 tháng nhưng trên thực tế, nếu sớm thì 5 - 6 tháng người dân mới nhận được tiền, còn không may gặp DN làm ăn thua lỗ thì chuyện chiếm dụng vốn, quỵt nợ xảy ra như cơm bữa.

Qua tìm hiểu, nhiều nông dân nuôi cá thừa nhận họ ít có điều kiện tìm hiểu thông tin về DN mà chỉ thông qua quen biết, mối lái rồi dựa vào kinh nghiệm, lòng tin cảm tính để hợp tác với DN. Chỉ khi DN thua lỗ, vỡ nợ bỏ trốn thì người dân mới biết mình bị lừa. Không ít hộ dân sau khi bị DN chiếm dụng vốn đã trở nên tán gia bại sản.

Vốn ngân hàng lệch hướng?

Thực tế, việc DN chế biến thủy sản chiếm dụng vốn của người nuôi cá là rất phổ biến. Điều này bắt nguồn từ mối liên kết lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm giữa DN và người nuôi cá tra xảy ra nhiều năm nay.

Đáng lo ngại hơn, ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX thủy sản Thới An (Quận Ô Môn -  TP. Cần Thơ) – thẳng thắn: Không ít DN thủy sản khi phá sản, nông dân mới biết họ dùng tiền vốn ngân hàng, vốn chiếm dụng của người dân để đầu tư các lĩnh vực khác như bất động sản, chứng khoán…

Do đó, ông Hải đề nghị: Khoản vốn vay 25.500 tỷ đồng (tính đến tháng 6/2015) để hỗ trợ ngành cá tra cần xem xét, truy vấn xem có được DN sử dụng đúng mục đích hay không?

Về vấn đề này, ông Trương Đình Hòe -Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) - đặt vấn đề: Việc đầu tư “ngoài luồng” của DN thủy sản đối với nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng cần được xem xét và giám sát lại. Dòng vốn hỗ trợ có thật sự “bơm” đúng đối tượng nuôi và sản xuất cá tra hay bị các ngành nghề khác lợi dụng chính sách này để tăng nợ và đảo nợ?

Không loại trừ một số công ty và cá nhân đã lập dự án kinh doanh cá tra để vay vốn nhưng lại đầu tư vào ngành khác.

DN chế biến thủy sản chiếm dụng vốn của người nuôi cá là rất phổ biến. Điều này bắt nguồn từ mối liên kết lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm giữa DN và người nuôi cá tra xảy ra nhiều năm nay.

 


Có thể bạn quan tâm

Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện cả DN lẫn nông dân đều lo lắng là dịch bệnh trên thủy sản (chủ yếu trên tôm nước lợ) như đốm trắng, gan thận… gây thiệt hại và ảnh hưởng tới mục tiêu XK. Do đó, việc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thủy sản đi vào hoạt động là một bước để hướng tới kiểm soát hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản an toàn, gia tăng giá trị XK.

05/12/2014
Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng

Năm 2010 xã Na Sang, huyện Mường Chà có 68% hộ nghèo. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dứa, đậu tương, cao su… Đến nay, Na Sang đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 40%.

18/07/2014
Mường Ảng Mất Trắng Gần 6ha Lúa Do Thiên Tai Mường Ảng Mất Trắng Gần 6ha Lúa Do Thiên Tai

Hơn 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Mường Ảng xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân. Trong đó, mưa lũ đã làm 125m kênh thủy lợi tại các xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Mường Lạn, Ngối Cáy bị hư hỏng; 1km kênh mương bị vùi lấp; hơn 650m3 đất, đá sạt xuống các tuyến giao thông trên địa bàn.

18/07/2014
Trái Cây Nghịch Vụ Hướng Đi Mới Trái Cây Nghịch Vụ Hướng Đi Mới

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

05/12/2014
Hơn 70% Hộ Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Trà Vinh Có Lãi Hơn 70% Hộ Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Trà Vinh Có Lãi

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

18/07/2014