Cá tra cá tra đói vốn

Người nông dân chịu thiệt
Ông Nguyễn Văn Tâm - hộ nuôi cá tra lâu năm tại huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ - cho biết: Có hai hình thức hợp tác nuôi cá tra giữa DN và nông dân. Hình thức thứ nhất, DN giao nguyên liệu, nhận thành phẩm. Hình thức hợp tác thứ hai, DN chọn những người nuôi có năng lực nhưng thiếu vốn ở giai đoạn cuối để hợp tác.
Do thiếu vốn ở giai đoạn đầu, đa số người nuôi chọn hình thức hợp tác thứ nhất, mặc dù lợi nhuận thu được ít hơn. Nhưng dù ở hình thức nào thì nông dân cũng là người ở thế dưới, phải chịu nhiều rủi ro như: Dịch bệnh, hao hụt trong ao nuôi…
Cùng quan điểm, bà Phạm Thị Thẳng - hộ nuôi cá tra tại xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - cho rằng, hợp đồng ràng buộc giữa DN và người nuôi cá tra chỉ mang tính chiếu lệ. Trong hợp đồng, DN thỏa thuận thanh toán 20 - 30% sau khi bắt cá và thanh toán hết sau 1 tháng nhưng trên thực tế, nếu sớm thì 5 - 6 tháng người dân mới nhận được tiền, còn không may gặp DN làm ăn thua lỗ thì chuyện chiếm dụng vốn, quỵt nợ xảy ra như cơm bữa.
Qua tìm hiểu, nhiều nông dân nuôi cá thừa nhận họ ít có điều kiện tìm hiểu thông tin về DN mà chỉ thông qua quen biết, mối lái rồi dựa vào kinh nghiệm, lòng tin cảm tính để hợp tác với DN. Chỉ khi DN thua lỗ, vỡ nợ bỏ trốn thì người dân mới biết mình bị lừa. Không ít hộ dân sau khi bị DN chiếm dụng vốn đã trở nên tán gia bại sản.
Vốn ngân hàng lệch hướng?
Thực tế, việc DN chế biến thủy sản chiếm dụng vốn của người nuôi cá là rất phổ biến. Điều này bắt nguồn từ mối liên kết lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm giữa DN và người nuôi cá tra xảy ra nhiều năm nay.
Đáng lo ngại hơn, ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX thủy sản Thới An (Quận Ô Môn - TP. Cần Thơ) – thẳng thắn: Không ít DN thủy sản khi phá sản, nông dân mới biết họ dùng tiền vốn ngân hàng, vốn chiếm dụng của người dân để đầu tư các lĩnh vực khác như bất động sản, chứng khoán…
Do đó, ông Hải đề nghị: Khoản vốn vay 25.500 tỷ đồng (tính đến tháng 6/2015) để hỗ trợ ngành cá tra cần xem xét, truy vấn xem có được DN sử dụng đúng mục đích hay không?
Về vấn đề này, ông Trương Đình Hòe -Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) - đặt vấn đề: Việc đầu tư “ngoài luồng” của DN thủy sản đối với nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng cần được xem xét và giám sát lại. Dòng vốn hỗ trợ có thật sự “bơm” đúng đối tượng nuôi và sản xuất cá tra hay bị các ngành nghề khác lợi dụng chính sách này để tăng nợ và đảo nợ?
Không loại trừ một số công ty và cá nhân đã lập dự án kinh doanh cá tra để vay vốn nhưng lại đầu tư vào ngành khác.
DN chế biến thủy sản chiếm dụng vốn của người nuôi cá là rất phổ biến. Điều này bắt nguồn từ mối liên kết lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm giữa DN và người nuôi cá tra xảy ra nhiều năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhiều nông dân trồng thanh long tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), hiện thanh long ruột đỏ loại ngon bán tại vườn đã rớt giá mạnh, chỉ khoảng 4 ngàn đồng/kg; thanh long dạt nông dân phải cắt bỏ vì thương lái không mua. Nguyên nhân khiến thanh long rớt giá mạnh do rộ mùa, nguồn cung dồi dào trong khi thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc lại bất ổn.

Với 1ha chuối Laba đang cho thu hoạch, có giá bán ổn định 7.000 đồng/kg, cộng với tiền bán cây giống, mỗi năm trừ mọi chi phí, gia đình anh Trần Nam Phi, thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng thu về không dưới 550 triệu đồng.

Với những đặc điểm vượt trội của cây mãng cầu và đời sống người dân ngày càng được phát triển. Bên cạnh đó, tiềm năng du lịch tại Cần Giờ (TP.HCM) sẽ và đang trên đà phát triển mạnh. Long Hòa là trung tâm khu du lịch sinh thái được nhiều du khách đến tham quan.

Sáng ngày 18/8, UBND huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Dự án “Cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các cây nhãn, na trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 – 2015”.

Hiện nay, vụ cá nam 2015 đang bước vào cao điểm mùa khai thác. Những ngày qua, nhiều tàu thuyền của ngư dân Phan Thiết cập cảng với khoang thuyền đầy ắp cá cơm. Được mùa cộng với giá bán ổn định giúp cho bà con ngư dân hết sức phấn khởi.