Cá tra cá tra đói vốn

Người nông dân chịu thiệt
Ông Nguyễn Văn Tâm - hộ nuôi cá tra lâu năm tại huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ - cho biết: Có hai hình thức hợp tác nuôi cá tra giữa DN và nông dân. Hình thức thứ nhất, DN giao nguyên liệu, nhận thành phẩm. Hình thức hợp tác thứ hai, DN chọn những người nuôi có năng lực nhưng thiếu vốn ở giai đoạn cuối để hợp tác.
Do thiếu vốn ở giai đoạn đầu, đa số người nuôi chọn hình thức hợp tác thứ nhất, mặc dù lợi nhuận thu được ít hơn. Nhưng dù ở hình thức nào thì nông dân cũng là người ở thế dưới, phải chịu nhiều rủi ro như: Dịch bệnh, hao hụt trong ao nuôi…
Cùng quan điểm, bà Phạm Thị Thẳng - hộ nuôi cá tra tại xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - cho rằng, hợp đồng ràng buộc giữa DN và người nuôi cá tra chỉ mang tính chiếu lệ. Trong hợp đồng, DN thỏa thuận thanh toán 20 - 30% sau khi bắt cá và thanh toán hết sau 1 tháng nhưng trên thực tế, nếu sớm thì 5 - 6 tháng người dân mới nhận được tiền, còn không may gặp DN làm ăn thua lỗ thì chuyện chiếm dụng vốn, quỵt nợ xảy ra như cơm bữa.
Qua tìm hiểu, nhiều nông dân nuôi cá thừa nhận họ ít có điều kiện tìm hiểu thông tin về DN mà chỉ thông qua quen biết, mối lái rồi dựa vào kinh nghiệm, lòng tin cảm tính để hợp tác với DN. Chỉ khi DN thua lỗ, vỡ nợ bỏ trốn thì người dân mới biết mình bị lừa. Không ít hộ dân sau khi bị DN chiếm dụng vốn đã trở nên tán gia bại sản.
Vốn ngân hàng lệch hướng?
Thực tế, việc DN chế biến thủy sản chiếm dụng vốn của người nuôi cá là rất phổ biến. Điều này bắt nguồn từ mối liên kết lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm giữa DN và người nuôi cá tra xảy ra nhiều năm nay.
Đáng lo ngại hơn, ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX thủy sản Thới An (Quận Ô Môn - TP. Cần Thơ) – thẳng thắn: Không ít DN thủy sản khi phá sản, nông dân mới biết họ dùng tiền vốn ngân hàng, vốn chiếm dụng của người dân để đầu tư các lĩnh vực khác như bất động sản, chứng khoán…
Do đó, ông Hải đề nghị: Khoản vốn vay 25.500 tỷ đồng (tính đến tháng 6/2015) để hỗ trợ ngành cá tra cần xem xét, truy vấn xem có được DN sử dụng đúng mục đích hay không?
Về vấn đề này, ông Trương Đình Hòe -Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) - đặt vấn đề: Việc đầu tư “ngoài luồng” của DN thủy sản đối với nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng cần được xem xét và giám sát lại. Dòng vốn hỗ trợ có thật sự “bơm” đúng đối tượng nuôi và sản xuất cá tra hay bị các ngành nghề khác lợi dụng chính sách này để tăng nợ và đảo nợ?
Không loại trừ một số công ty và cá nhân đã lập dự án kinh doanh cá tra để vay vốn nhưng lại đầu tư vào ngành khác.
DN chế biến thủy sản chiếm dụng vốn của người nuôi cá là rất phổ biến. Điều này bắt nguồn từ mối liên kết lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm giữa DN và người nuôi cá tra xảy ra nhiều năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Để người dân thoát nghèo, thời gian qua xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng mía, lai tạo đàn bò. Nhờ vậy mà đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Việc các thương lái thu mua cây ngâu với giá cao trong thời gian gần đây khiến cho nhiều hộ nông dân ở huyện Phú Ninh, TP.Tam Kỳ không ngần ngại bán cả vườn ngâu. Tuy nhiên, vẫn có một số người quyết giữ lại vườn ngâu chờ ngày thu hoạch hoa. Niềm vui đã đến với họ khi vào tháng 7 âm lịch này, cây ngâu ra hoa nhiều và được giá.

Trái với những nhận định trước đó, giá lúa gạo khó tăng khi nhu cầu trên thế giới không tăng. Tuy nhiên, việc liên tiếp trúng các gói thầu xuất khẩu gạo ở thị trường châu Á đã khiến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trở nên sôi động. Diễn biến của giá lúa, gạo tăng trong 2 tuần qua tạo nên những tác động trái chiều giữa nông dân và doanh nghiệp.

Dù được xem là “đòn bẩy” thúc đẩy ngành nông nghiệp tăng trưởng về chất, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhưng hiện giờ, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp xem ra vẫn loay hoay tìm lối đi khi bắt tay thực hiện…

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Ước tính khối lượng XK cao su tháng 7 đạt 103 nghìn tấn với giá trị 175 triệu USD, nâng tổng lượng cao su XK 7 tháng đầu năm đạt 451 nghìn tấn với giá trị 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm 32,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.