Cá Tra - Ba Sa Việt Nam Tiếp Tục Bị Áp Thuế Chống Bán Phá Giá

Trong ít nhất 5 năm tới, cá tra của VN vẫn tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào Mỹ.
Ngày 14-11, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra - ba sa nhập khẩu từ VN sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này từ tháng 6-2014.
Như vậy, trong ít nhất năm năm tới, cá tra của VN vẫn tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào Mỹ.
Chỉ khi kết quả của đợt xem xét tới (tiến hành mỗi năm năm/lần) kết luận cá tra VN không bán phá giá vào Mỹ, vụ kiện mới chấm dứt.
Còn hiện tại, hằng năm Bộ Thương mại Mỹ sẽ xem xét hành chính để tính mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc cũng như mức thuế chung cho các doanh nghiệp còn lại.
Quyết định của ITC dựa trên kết luận của Bộ Thương mại Mỹ cho rằng nếu thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá có thể dẫn tới việc “tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá tại thị trường Mỹ, với biên độ phá giá có thể là 63,88%”.
Nguồn bài viết: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141115/ca-tra-ba-sa-vn-tiep-tuc-bi-ap-thue-chong-ban-pha-gia/671891.html
Có thể bạn quan tâm

Tỷ lệ cá da trơn bị bệnh đã tăng lên trong vùng nuôi trồng chính ở phía đông bắc Trung Quốc kể từ tháng 5 và chưa có nhiều cải thiện trong tháng 6. Kết quả là giá cá da trơn tăng cao tại chợ thủy sản Baishazhou Vũ Hán, từ đó kích thích người nông dân Hồ Bắc nuôi cá da trơn .

Chắc chắn thị trường Nga sẽ phải thay thế cá hồi NK để cung cấp cho các kênh bán hàng hiện có, nhưng sẽ rất khó nếu không có cá từ Na Uy. Không phải cái gì có thể thay thế trực tiếp. Cá hồi tươi Na Uy là ví dụ. Thủy sản đông lạnh từ Chile có khả năng đi vào thị trường Nga với khối lượng lớn hơn, nhưng điều này không thay thế trực tiếp cho cá Na Uy tươi.

Tokelau chủ tịch của Nhóm công tác về Khoa học của FFA Tiga Galo lại kêu gọi thực hiện nghĩa vụ mà tất cả các thành viên đã cam kết khi họ tham gia vào WCPFC, đó là cung cấp đầy đủ dữ liệu khai thác và nỗ lực về hoạt động của các tàu đánh cá của họ trong khu vực.

Bà Nguyễn Hoàng Thúy, đại diện thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết đơn vị này cùng với VASEP đang nỗ lực cung cấp thông tin giúp DN trong nước cập nhật được nhu cầu thủy sản tại Australia; chính sách về thương mại, quản lý chất lượng... Qua đó, DN Việt có thế tự kết nối hoặc tập hợp các DN trong nước để kết nối với thị trường thủy sản lớn này.

Trong 5 tháng đầu năm, XK cá biển đạt 247.500 tấn, với giá trị lên tới 525, 2 triệu USD. XK bột cá đạt 107.505 tấn, thu về 159,9 triệu USD, giảm 12,4% về khối lượng và 29,7% về giá trị. Các thị trường chính của bột cá Chile là Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Italia. Trong tổng số bột cá XK, 66,9% bột cá siêu cao cấp; 21,7% bột cá cao cấp; 10,2% bột cá chất lượng chuẩn.