Cá Tra - Ba Sa Việt Nam Tiếp Tục Bị Áp Thuế Chống Bán Phá Giá

Trong ít nhất 5 năm tới, cá tra của VN vẫn tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào Mỹ.
Ngày 14-11, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra - ba sa nhập khẩu từ VN sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này từ tháng 6-2014.
Như vậy, trong ít nhất năm năm tới, cá tra của VN vẫn tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào Mỹ.
Chỉ khi kết quả của đợt xem xét tới (tiến hành mỗi năm năm/lần) kết luận cá tra VN không bán phá giá vào Mỹ, vụ kiện mới chấm dứt.
Còn hiện tại, hằng năm Bộ Thương mại Mỹ sẽ xem xét hành chính để tính mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc cũng như mức thuế chung cho các doanh nghiệp còn lại.
Quyết định của ITC dựa trên kết luận của Bộ Thương mại Mỹ cho rằng nếu thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá có thể dẫn tới việc “tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá tại thị trường Mỹ, với biên độ phá giá có thể là 63,88%”.
Nguồn bài viết: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141115/ca-tra-ba-sa-vn-tiep-tuc-bi-ap-thue-chong-ban-pha-gia/671891.html
Có thể bạn quan tâm

Từ chỗ trồng thử nghiệm 2 hécta chanh leo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đến nay, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nâng diện tích trên 50 hécta. Cây chanh leo đang hứa hẹn là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Tri Lễ.

Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng mở rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mô 5ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng).

Còn gần 2 tháng nữa vụ thu hoạch mía 2014 – 2015 bắt đầu, trong khi ngành mía đường cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đang gặp khó khăn do giá đường xuống thấp, sản phẩm đường sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao… Thì hiện nay, người trồng mía Tây Ninh phải lao đao vì sâu bệnh tấn công.

Nắng nóng kéo dài, ít mưa, cộng với nguồn nước kinh không tốt đã gây khó khăn cho việc xuống giống cũng như sự phát triển của cây lúa vào đầu vụ hè thu ở vùng Ngọt hóa Gò Công. Một số diện tích lúa bị thiệt hại trắng; hàng trăm ha lúa trong vùng phải xuống giống trễ hơn so với lịch thời vụ.