Cả Thôn Xây Nhà, Sắm Ô Tô Nhờ... Cây Cảnh

Từ việc trồng sanh, si, duối… để phục vụ thú chơi cây, đến nay hàng chục hộ dân ở thôn Thượng Phường, xã Yên Thành (Yên Mô, Ninh Bình) đã trở thành triệu phú, trong đó không ít hộ thu nhập lên tới tiền tỷ.
Thôn Thượng Phường hiện có 165 hộ dân thì có tới trên 80% số hộ trồng và kinh doanh cây cảnh. Là người có thâm niên hơn 30 năm trong nghề, ông Bùi Thiện Toại (80 tuổi) cho biết: Sau khi đất nước giải phóng, làng tôi đã bắt đầu có người trồng sanh, si, duối... nhưng chủ yếu để phục vụ thú chơi cây trong gia đình.
Mãi đến những năm 1990, khi cây cảnh được thị trường ưa chuộng, nhiều người săn tìm mua cây nên dân trong làng mới trồng nhiều hơn để kinh doanh, hộ ít trồng vài cây, hộ nhiều ngót trăm cây.
“Nghề trồng cây cảnh tưởng làm chơi mà ăn thật, cả thôn Thượng Phường giờ đa phần sống bằng nghề trồng và cắt tỉa cây cảnh, nhiều hộ bỏ túi từ vài trăm đến cả tỷ đồng mỗi năm” - ông Toại tự hào nói.
Ông Vũ Đức Thuận – Trưởng thôn Thượng Phường cho biết thêm: “Nhờ làm cây cảnh mà bộ mặt thôn Thượng Phường thay da, đổi thịt. Tỷ lệ hộ nghèo từ hơn 50% vào năm 2005, đến cuối năm 2013 chỉ còn dưới 10%, trong đó một số hộ có thu nhập “khủng” như anh Mai Văn Phú, Vũ Văn Sở, Vũ Văn Hoàn… Càng vinh dự hơn khi làng nghề làm cây cảnh Thượng Phường có anh Bùi Thanh Khiết và Bùi Văn Bạch được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân sinh vật cảnh”.
Trò chuyện với phóng viên, Nghệ nhân sinh vật cảnh Bùi Thanh Khiết tâm sự: Sau gần chục năm đầu tư vào nghề làm cây cảnh, gia đình tôi không chỉ xây được nhà khang trang, nuôi con ăn học đầy đủ mà còn mua được ô tô. Dù những năm gần đây, thị trường cây cảnh không “sốt” như trước nữa, nhưng không vì thế mà cây cảnh mất đi giá trị, ngược lại, cây đẹp vẫn luôn “cháy” hàng.
“Hiện nay cây sanh, hoa giấy, duối là những loại cây cảnh chủ lực ở Thượng Phường, do vừa dễ nhân giống, dễ trồng, giá cả vừa phải nên cũng dễ bán. Không chỉ tiêu thụ mạnh ở địa bàn trong tỉnh, mà cây cảnh Thượng Phường còn được khách hàng từ Bắc chí Nam biết tới, nhờ những lần đem cây đi giới thiệu ở các triển lãm sinh vật cảnh” - anh Khiết nói thêm.
Ngoài nghề trồng cây cảnh, ở Thượng Phường còn có nghề cắt, tỉa thuê cũng rất phát triển. Ông Vũ Đức Thuận cho biết, trước nhu cầu lớn của thị trường, người trồng và chơi cây ngày càng nhiều nên ngoài việc làm cây ở hộ gia đình, một số hộ còn cầm kéo đi khắp nơi cắt tỉa thuê cây cảnh. Tùy vào tay nghề, mỗi người cũng đút túi từ vài trăm ngàn đến tiền triệu mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.

Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 22/5 trên địa bàn tỉnh có gần 33 ha tôm nuôi bị chết; trong đó chuyên tôm sú gần 14 ha ở huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Trà và tôm chân trắng 19 ha ở huyện Phong Điền, Phú Lộc.