Cá ruội Cô Tô

Cùng với những hải sản như mực ống, tôm nõn, cá thu một nắng... cá ruội đang trở thành một thương hiệu của huyện đảo Cô Tô, là món quà được nhiều du khách lựa chọn.
Cá ruội Cô Tô hiện được tiêu dùng ở các dạng tươi, chế biến khô và chế biến nước mắm, mắm cá. Cá ruội tươi được tiêu thụ ngay tại đảo, hoặc vận chuyển về tiêu thụ tại Vân Đồn và các vùng lân cận. Cá đông lạnh chưa được phát triển trong vùng do chưa đáp ứng được yêu cầu số lượng, độ tươi để cấp đông trong đất liền do vận chuyển xa, khó bảo quản. Phổ biến hơn cả là cá ruội khô với sản lượng chế biến khoảng 50 tấn/năm. Cách chế biến hiện nay khá đơn giản, bao gồm các khâu: Cá ruội tươi đánh bắt từ biển về, ngâm 15 - 20 phút trong nước muối, vớt ra rắc mỏng trên nền sân xi măng/gạch, phơi nắng từ 2 - 3 ngày đến khi khô.
Khi vào đầu vụ thu hoạch (tháng 7, 8 âm lịch), cá ruội còn non, kích thước nhỏ, chưa béo, nên khi chế biến khô thân cá mềm, dễ bảo quản hơn do ít bị ô xy hoá gây ôi khét, được khách hàng ưa chuộng hơn cả. Đến cuối vụ (tháng 11, 12 âm lịch) cá có kích thước lớn hơn, béo hơn, mặc dù độ dinh dưỡng cao hơn, nhưng bảo quản khó hơn. Chị Bùi Thị Oanh (khu 4, thị trấn Cô Tô), chủ một đại lý hải sản cho biết: Cá ruội Cô Tô được nhiều người lựa chọn bởi sự tươi ngon, an toàn của sản phẩm. Cá sau khi đánh bắt về, được ngâm trong nước muối rồi mang phơi ngay dưới nắng tự nhiên mà không hề ngâm tẩm qua bất cứ loại hoá chất nào hoặc qua phơi sấy nhân tạo. Cá ruội Cô Tô ăn thơm, đậm, dễ chế biến, dễ bảo quản; giá cả phải chăng, dao động từ 50.000 đến 100.000 đồng/kg tuỳ theo mùa. Do đó, đây là sản phẩm tự nhiên của biển cả, sản phẩm sạch được nhiều người lựa chọn.
Anh Bùi Thế Tuân, Phó trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô, cho biết: Nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, huyện và các đơn vị liên quan đang triển khai Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Cá ruội Cô Tô dùng cho sản phẩm cá ruội của huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”. Mục tiêu của Dự án là phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm cá ruội khô mang nhãn hiệu chứng nhận “Cá ruội Cô Tô” một cách bền vững thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận để nâng cao giá trị cho sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cá ruội khô Cô Tô, góp phần phát triển kinh tế hướng biển của huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Đây là dự án của Trung ương uỷ quyền cho địa phương quản lý, đã được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện.
Dự án sẽ tập trung xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cá ruội Cô Tô” cho các sản phẩm cá ruội khô; tạo lập nhãn hiệu cho sản phẩm; quản lý nhãn hiệu được xây dựng; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản xuất cá ruội khô Cô Tô v.v.. Có được nhãn hiệu chứng nhận sẽ tạo nền tảng cho sự hợp tác cùng có lợi giữa những người khai thác và chế biến cá ruội khô Cô Tô, tăng khả năng nhận diện sản phẩm trên thị trường, bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm. Người tiêu dùng có cơ sở để khẳng định mình được dùng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó, cá ruội Cô Tô sẽ tăng thêm khả năng tiếp cận thị trường để phát triển bền vững, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho các hộ ngư dân và huyện đảo Cô Tô.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, Tết Nguyên đán vào đúng vào thời gian cao điểm để người dân xuống giống trồng cây khoai mì trong lòng hồ, nên nhiều gia đình ngay từ mùng 2 Tết đã tranh thủ ra đồng, xuống giống cho kịp thời vụ. Hiện không khí tại vùng đất bán ngập này diễn ra rất nhộn nhịp.

Sáng 27-02 tại xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang), Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) đã tổ chức hội thảo mô hình thâm canh và sản xuất hạt giống lúa lai thơm. Đây là một bước quan trọng của quá trình triển khai thực hiện Đề tài khoa học KC.06/11-15 do Thạc sĩ Dương Thành Tài – Phó Tổng Giám đốc SSC làm chủ nhiệm. Đề tài do Văn phòng các chương trình trọng điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

Qua nắm bắt thông tin về mô hình trồng mồng tơi lấy hạt ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú, ông Nguyễn Văn Mỹ là nông dân chuyên canh màu ở ấp Tân Hậu B2, xã Long An, TX Tân Châu, tỉnh An Giang đã mạnh dạn xuống giống trồng mồng tơi lấy hạt với diện tích 2.000 m2 và có ký kết hợp đồng tiêu thụ với giá thu mua hạt mồng tơi: 70.000 - 120.000đồng/kg hạt khô.

Sau một thời gian làm lụng, tích cóp, anh đã mua thêm đất để mở trang trại chăn nuôi lợn, gà và nâng diện tích trồng cây vải thiều lên 3ha. Nhưng chăn nuôi lợn, gà năm được, năm mất do dịch bệnh, chi phí thức ăn cao, lại mất nhiều công chăm sóc, trong khi trồng vải thiều thì lâm vào cảnh “được mùa, mất giá” hay “được giá, mất mùa”.

Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.