Cá rô phi xuất khẩu bị phát hiện có chất cấm

Cụ thể, trong tháng 8.2015, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng.
Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên các thị trường nhập khẩu vào Úc đều phát hiện có chất cấm như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ...
Mặt hàng có chứa chất cấm của Việt Nam là cá rô phi (Red Tilapia), có các chất cấm Ciprofloxacin và Enrofloxacin.
Đây là 2 loại kháng sinh được cảnh báo ở nhiều thị trường nhập khẩu, tuy nhiên ở Việt Nam, 2 loại này vẫn được dùng trong nuôi trồng thủy sản là vì chất này có những công dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh gan, thận mủ…
Về quy định, những lô hàng chứa chất cấm này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc.
Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.
Có thể bạn quan tâm
Vì sao người nông dân vẫn chưa giàu lên trên chính mảnh ruộng của mình? Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thực trạng trên, trong đó có thất thoát trong khâu trước và sau thu hoạch, mà phần lớn nguyên nhân là do thiếu cơ giới, công nghệ trong sản xuất...

Từ một cây trồng vốn chỉ để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, cây hồng hoa bỗng trở thành cây công nghiệp mang theo hy vọng xóa đói giảm nghèo cho vùng đất Ayun Pa (Gia Lai).

Nguồn kinh phí sẽ duy trì sản xuất trên diện tích 5.100 ha và tăng thêm 2.000 ha diện tích sản xuất rau an toàn.

Đam mê làm vườn, ham học hỏi, nghiên cứu từ thực tế công việc, ông Bùi Đức Long (SN 1967), phố Kép, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tìm ra phương pháp cho cây cam Đường Canh ra quả theo ý muốn, thu lãi hàng tỷ đồng mỗi vụ.

Chuối quả tại xã Bản Lầu (Mường Khương, Lào Cai) thời điểm này được thương lái Trung Quốc thu mua với giá 7 hào/kg (2.500 đồng/kg), giảm 6 lần so với cùng kỳ năm trước.