Cá rô phi Việt Nam xuất khẩu vào Úc bị phát hiện có chất cấm

Trong tháng 8/2015, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng.
Theo đó, từ ngày 5/8 đến 14/8, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm tra hoá chất, chất gây ô nhiễm và độc tố toxin trong lô hàng thực phẩm nhập khẩu nhưng không phát hiện trường hợp nào của Việt Nam vi phạm trong tháng 8/2015.
Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng thực phẩm nhập khẩu của các nước gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, và Úc đã phát hiện có chất cấm trong các lô hàng này. Cụ thể, Trung Quốc có 4 trường hợp vi phạm có chất cấm, Ấn Độ có 1 trường hợp vi phạm, riêng Việt Nam, trong tổng số 20 lô hàng thực phẩm xuất khẩu vào Úc đã có 1 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.
Mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu vào Úc đó là cá rô phi (Red Tilapia) vì có chứa chất cấm là Ciprofloxacin và Enrofloxacin.
Được biết, đây là hai loại kháng sinh được cảnh báo ở nhiều thị trường nhập khẩu. Song ở Việt Nam, 2 loại này vẫn được dùng trong nuôi trồng thủy sản do Ciprofloxacin và Enrofloxacin đều có những công dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh gan, thận mủ…
Theo quy định của Úc, đối với những lô hàng có chứa chất cấm này sẽ không được phép bán tại Úc. Úc sẽ trả lại cho nhà nhập khẩu để hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc.
Như vậy, các lô hàng cá rô phi của Việt Nam xuất khẩu vào tiếp theo sẽ bị Úc kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.
Trước đó, trong tháng 6/2015, Bộ Nông nghiệp Úc đã kiểm soát và xác định được danh sách những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng. Những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc. Riêng các lô hàng của Việt Nam không có trường hợp nào vi phạm trong tháng 06/2015.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định hỗ trợ gần 400 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2013 giúp nông dân xây dựng tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm quýt đường Thuận Phú (xã Bình Phú, huyện Càng Long) và sản phẩm măng cụt Tân Quy (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè).

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tình hình các vùng nông thôn của Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, thu nhập của nông dân không ngừng được nâng lên.

Nhằm giúp hội viên nâng cao thu nhập, Hội ND xã Đa phước, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh đã vận động các hộ nuôi tôm thành lập tổ hợp tác (THT) nuôi tôm nước ngọt.

Nhằm tăng cường công tác quản lý đàn cá tra bố mẹ có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu đến năm 2015 có đủ giống cá tra chất lượng cao, sạch bệnh, thay thế toàn bộ giống cá tra hiện nay tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững đối tượng cá tra, ngày 22/7/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1673/QĐ-BNN-Tổng cục Thủy sản , ban hành Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống.

Liên tiếp trong những ngày qua, giá cá bống tượng trên địa bàn thành phố Cà Mau đang có dấu hiệu tăng trở lại, bà con nông dân rất phấn khởi vì sản xuất đã có lãi.