Cá rô phi Việt Nam xuất khẩu vào Úc bị phát hiện có chất cấm

Trong tháng 8/2015, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng.
Theo đó, từ ngày 5/8 đến 14/8, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm tra hoá chất, chất gây ô nhiễm và độc tố toxin trong lô hàng thực phẩm nhập khẩu nhưng không phát hiện trường hợp nào của Việt Nam vi phạm trong tháng 8/2015.
Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng thực phẩm nhập khẩu của các nước gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, và Úc đã phát hiện có chất cấm trong các lô hàng này. Cụ thể, Trung Quốc có 4 trường hợp vi phạm có chất cấm, Ấn Độ có 1 trường hợp vi phạm, riêng Việt Nam, trong tổng số 20 lô hàng thực phẩm xuất khẩu vào Úc đã có 1 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.
Mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu vào Úc đó là cá rô phi (Red Tilapia) vì có chứa chất cấm là Ciprofloxacin và Enrofloxacin.
Được biết, đây là hai loại kháng sinh được cảnh báo ở nhiều thị trường nhập khẩu. Song ở Việt Nam, 2 loại này vẫn được dùng trong nuôi trồng thủy sản do Ciprofloxacin và Enrofloxacin đều có những công dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh gan, thận mủ…
Theo quy định của Úc, đối với những lô hàng có chứa chất cấm này sẽ không được phép bán tại Úc. Úc sẽ trả lại cho nhà nhập khẩu để hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc.
Như vậy, các lô hàng cá rô phi của Việt Nam xuất khẩu vào tiếp theo sẽ bị Úc kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.
Trước đó, trong tháng 6/2015, Bộ Nông nghiệp Úc đã kiểm soát và xác định được danh sách những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng. Những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc. Riêng các lô hàng của Việt Nam không có trường hợp nào vi phạm trong tháng 06/2015.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tổng kinh phí đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để xây dựng các tiêu chí NTM trên địa bàn 7/7 xã của TP Cà Mau trên 154 tỷ đồng.

“Thấy những sản phẩm thải ra từ trại gà phải vứt đi nghĩ cũng uổng phí”, anh Nguyễn Thanh Hùng (ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, Bến Cát, Bình Dương) mang niềm trăn trở đi tìm một mô hình chăn nuôi kết hợp “đặng làm sao tận dụng được nguồn thức ăn phong phú từ trại gà”!

Gặp chúng tôi, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Thanh Nưa, ông Vi Văn Nhọt phấn khởi khoe về mô hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng của Chi hội người cao tuổi Hạ Thanh. Tuy là tự phát nhưng được duy trì và phát triển hiệu quả là nhờ tinh thần lao động hăng say, ý thức trách nhiệm, lòng kiên trì không ngại vất vả của tất cả các hội viên trong chi hội. Điều đó mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân Hạ Thanh và là tấm gương trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.