Cá rô phi Việt Nam xuất khẩu vào Úc bị phát hiện có chất cấm

Trong tháng 8/2015, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng.
Theo đó, từ ngày 5/8 đến 14/8, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm tra hoá chất, chất gây ô nhiễm và độc tố toxin trong lô hàng thực phẩm nhập khẩu nhưng không phát hiện trường hợp nào của Việt Nam vi phạm trong tháng 8/2015.
Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng thực phẩm nhập khẩu của các nước gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, và Úc đã phát hiện có chất cấm trong các lô hàng này. Cụ thể, Trung Quốc có 4 trường hợp vi phạm có chất cấm, Ấn Độ có 1 trường hợp vi phạm, riêng Việt Nam, trong tổng số 20 lô hàng thực phẩm xuất khẩu vào Úc đã có 1 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.
Mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu vào Úc đó là cá rô phi (Red Tilapia) vì có chứa chất cấm là Ciprofloxacin và Enrofloxacin.
Được biết, đây là hai loại kháng sinh được cảnh báo ở nhiều thị trường nhập khẩu. Song ở Việt Nam, 2 loại này vẫn được dùng trong nuôi trồng thủy sản do Ciprofloxacin và Enrofloxacin đều có những công dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh gan, thận mủ…
Theo quy định của Úc, đối với những lô hàng có chứa chất cấm này sẽ không được phép bán tại Úc. Úc sẽ trả lại cho nhà nhập khẩu để hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc.
Như vậy, các lô hàng cá rô phi của Việt Nam xuất khẩu vào tiếp theo sẽ bị Úc kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.
Trước đó, trong tháng 6/2015, Bộ Nông nghiệp Úc đã kiểm soát và xác định được danh sách những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng. Những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc. Riêng các lô hàng của Việt Nam không có trường hợp nào vi phạm trong tháng 06/2015.
Có thể bạn quan tâm

Phú Yên có diện tích mặt nước ngọt tương đối lớn, nhưng việc phát triển thủy sản nước ngọt trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng. Đến nay, diện tích ao hồ nuôi thủy sản nước ngọt ở Phú Yên chỉ hơn 276ha, với tổng sản lượng khoảng 304 tấn.

Hiện nay, thịt nhập khẩu về Việt Nam dù vẫn chịu thuế nhưng đã có lúc lấn át thịt trong nước về giá khiến doanh nghiệp, người chăn nuôi lo lắng. Sắp tới đây, khi thuế nhập khẩu thịt ngoại bằng 0, thị trường này sẽ là cuộc đọ sức nhiều cam go.

Năm 2013, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 750ha thủy sản, trong đó 430ha cá ruộng. Hầu hết diện tích thả nuôi đều trúng mùa, được giá. Nhưng vui nhất là những hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực và nuôi ghép các loại cá “đen” trên ruộng lúa. Đây là mô hình mới ở tỉnh Hậu Giang sẽ được nhân rộng theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Tháng 7-2013, anh Đặng Văn Phụng ở ấp Rạch Gừa - xã Phú Long (Bình Đại - Bến Tre) được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp với nuôi cá trê và cá điêu hồng dưới ao.

UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1 tại ấp 9, xã Thuận Hưng. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đến dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án.