Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Cá Rô Phi Ngăn Cản Sự Phát Sinh Mầm Bệnh Tôm

Cá Rô Phi Ngăn Cản Sự Phát Sinh Mầm Bệnh Tôm
Ngày đăng: 14/02/2012

Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Philipin đã hướng dẫn một trại nuôi tôm thử nghiệm, nuôi luân canh kết hợp tiền xử lý sinh học (biologicalpre-treatment) và nuôi ghép cá rô phi với tôm trong một hệ thống được gọi là Tilapia Water Introduction on Prawn Systems (TIPS). Đây là phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm như một kiểu nuôi luân canh hay một dạng xử lý nước trước bằng tác nhân sinh học như phương pháp nuôi ghép các loài. Ba ao được đưa vào nuôi thử nghiệm. Ban đầu các ao này chỉ nuôi đơn tôm, tuy nhiên do vi khuẩn phát sinh gây ra sự bùng nổ của các vi sinh vật làm tôm bị nhiễm bệnh. Các chủ trại nuôi tôm đã thực hiện nuôi chuyển đổi thay thế đối với các loài cá rô phi. Nuôi luân canh là một phương pháp để làm vệ sinh nước trước khi nuôi một loài khác, làm như vậy để giảm một cách tối đa sự phát sinh mầm bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một lượng nước chứa với lượng thức ăn tự nhiên và giống cá rô phi chịu được nước mặn, đảm bảo nguồn nước cung cấp thường xuyên chất lượng tốt. Cá rô phi được thả trong nước này làm nước xanh, làm giảm sự phát triển của các vi sinh vật. Như thế là có được nước chất lượng tốt, dùng nguồn nước này đưa vào các ao nuôi tôm. Thả cá rô phi vào 4 lồng trong mỗi ao, với trọng lượng cá thể là 100g và tỷ lệ cá thả là 400kg/ha. Hậu ấu trùng tôm cũng được thả trong ao này với tỷ lệ 18 – 20 post larvae/m2. Kết quả thử nghiệm là có 2 trong 3 ao đạt được tỷ lệ sống trên 80% và sản lượng tôm thu hoạch là 5000 kg/ha. Còn một ao cho tỷ lệ sống thấp hơn, tuy nhiên đây cũng là một phương pháp nuôi tôm lý tưởng.

Hệ thống TIPS mới được kiểm tra dưới các điều kiện khác nhau ở các tỉnh Negros và Mindanao (Philipin) cho thấy, có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự phát sinh vi sinh vật gây bệnh trong hệ thống ao nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Quản lý yếu tố môi trường để tăng năng suất nuôi tôm sú Quản lý yếu tố môi trường để tăng năng suất nuôi tôm sú

Yếu tố môi trường có ý nghĩa quan trọng trong nuôi tôm sú, nhất là khi gặp điều kiện bất lợi năng suất sẽ giảm. Để giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi tôm

22/12/2017
Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 1A) Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 1A)

Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 1A). Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, chọn và thả giống, chăm sóc, quản lý và thu hoạch

27/02/2018
Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 1B) Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 1B)

Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 1B). Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, chọn và thả giống, chăm sóc, quản lý và thu hoạch

27/02/2018
Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2A) Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2A)

Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị. Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2A)

27/02/2018
Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2B) Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2B)

Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị. Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2B)

27/02/2018