Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Cá Rô Phi Ngăn Cản Sự Phát Sinh Mầm Bệnh Tôm

Cá Rô Phi Ngăn Cản Sự Phát Sinh Mầm Bệnh Tôm
Ngày đăng: 14/02/2012

Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Philipin đã hướng dẫn một trại nuôi tôm thử nghiệm, nuôi luân canh kết hợp tiền xử lý sinh học (biologicalpre-treatment) và nuôi ghép cá rô phi với tôm trong một hệ thống được gọi là Tilapia Water Introduction on Prawn Systems (TIPS). Đây là phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm như một kiểu nuôi luân canh hay một dạng xử lý nước trước bằng tác nhân sinh học như phương pháp nuôi ghép các loài. Ba ao được đưa vào nuôi thử nghiệm. Ban đầu các ao này chỉ nuôi đơn tôm, tuy nhiên do vi khuẩn phát sinh gây ra sự bùng nổ của các vi sinh vật làm tôm bị nhiễm bệnh. Các chủ trại nuôi tôm đã thực hiện nuôi chuyển đổi thay thế đối với các loài cá rô phi. Nuôi luân canh là một phương pháp để làm vệ sinh nước trước khi nuôi một loài khác, làm như vậy để giảm một cách tối đa sự phát sinh mầm bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một lượng nước chứa với lượng thức ăn tự nhiên và giống cá rô phi chịu được nước mặn, đảm bảo nguồn nước cung cấp thường xuyên chất lượng tốt. Cá rô phi được thả trong nước này làm nước xanh, làm giảm sự phát triển của các vi sinh vật. Như thế là có được nước chất lượng tốt, dùng nguồn nước này đưa vào các ao nuôi tôm. Thả cá rô phi vào 4 lồng trong mỗi ao, với trọng lượng cá thể là 100g và tỷ lệ cá thả là 400kg/ha. Hậu ấu trùng tôm cũng được thả trong ao này với tỷ lệ 18 – 20 post larvae/m2. Kết quả thử nghiệm là có 2 trong 3 ao đạt được tỷ lệ sống trên 80% và sản lượng tôm thu hoạch là 5000 kg/ha. Còn một ao cho tỷ lệ sống thấp hơn, tuy nhiên đây cũng là một phương pháp nuôi tôm lý tưởng.

Hệ thống TIPS mới được kiểm tra dưới các điều kiện khác nhau ở các tỉnh Negros và Mindanao (Philipin) cho thấy, có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự phát sinh vi sinh vật gây bệnh trong hệ thống ao nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Chọn Và Thả Tôm Sú Giống Ở Bến Tre Chọn Và Thả Tôm Sú Giống Ở Bến Tre

Không riêng gì Bến Tre, việc nuôi tôm sú công nghiệp ở đâu cũng đòi hỏi các khâu đều phải thực hiện nghiêm ngặt. Theo kỹ sư Lê Văn Bảnh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm khuyến ngư tỉnh: "Trong điều kiện như nhau, thì khâu con giống giữ vai trò quyết định dẫn đến thành công hay thất bại".

23/02/2014
Kỹ Thuật Nuôi Ghép Hàu Với Tôm Sú Kỹ Thuật Nuôi Ghép Hàu Với Tôm Sú

Nhóm nghiên cứu của Khoa Nông Lâm Ngư- Đại học Vinh đã triển khai mô hình nuôi theo hướng này tại xã Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An.

23/02/2014
Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Sú Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Sú

Xin giới thiệu hình thức nuôi ghép cua xanh với tôm sú, đạt năng suất 1 tấn/ha. Mô hình này được áp dụng cho tất cả các tỉnh ven biển trong cả nước.

23/02/2014
Nuôi Tôm Sú Bằng Nguồn Nước Giếng Khoan Tại Long An Nuôi Tôm Sú Bằng Nguồn Nước Giếng Khoan Tại Long An

Trong những năm qua, người dân vùng Hạ tỉnh Long An điêu đứng vì con tôm sú do giá cả thị trường thấp, dịch bệnh, nguồn giống không có chất lượng, thả nuôi không đúng thời vụ và môi trường nước bị ô nhiễm.

25/02/2014
Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Năng Suất Cao Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Năng Suất Cao

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây ở Cà Mau. Tuy nhiên, nó đã được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng và mang lại hiệu quả khá cao.

27/02/2014