Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương

Cá rô phi lai xa là giống cá có khả năng sinh trưởng tương đối nhanh, sức đề kháng tốt, trọng lượng cá tương đối đồng đều.
Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.
Cá rô phi lai xa là giống cá có khả năng sinh trưởng tương đối nhanh, sức đề kháng tốt, trọng lượng cá tương đối đồng đều. Các hộ tham gia mô hình đều được hỗ trợ thức ăn cho cá (10 triệu đồng/ha) và 30% tiền con giống. Trước khi thả cá, nông dân đã được tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng và chữa bệnh. Do dùng chế phẩm Biof nên môi trường ao ổn định, không ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cá.
Sau 5 tháng nuôi, đến nay cá đã đạt trọng lượng bình quân 500 gam/con, một số hộ chăm sóc tốt trọng lượng cá đạt 700 - 800 gam/con (tăng 200 gam/con so với cá rô phi Đường Nghiệp đối chứng). Năng suất đạt khoảng 10 - 12 tấn/ha, cao hơn 5 - 7% so với cá rô phi không được sử dụng chế phẩm Biof. Hiện nay, cá bán tại ao có giá 30 nghìn đồng/kg, cho thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Với đà thắng lợi của vụ nuôi tôm năm 2013, đặc biệt nuôi tôm thẻ chân trắng "quay" được 2 vòng (90 ngày/vòng/vụ) lợi nhuận tăng gấp đôi tôm sú. Năm nay, tại Sóc Trăng, ngay từ đầu vụ là cuộc đua mở rộng diện tích nuôi và thả giống sớm. Dọc theo tuyến đường Nam Sông Hậu đến huyện Trần Đề những ngày đầu tháng 3/2014 không khí tấp nập chuẩn bị ao nuôi.

Năm 2013, trong điều kiện có nhiều khó khăn nhưng nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định vẫn tiếp tục phát triển cả về quy mô và sản lượng thủy sản. Có được kết quả đó là do công tác phổ biến, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được các ngành chức năng, các địa phương đặc biệt coi trọng.

Những tháng cuối năm 2013 đến nay, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao đã kích thích bà con nông dân ấp Hoàng Lân, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp.

Mô hình nuôi chim yến trong nhà đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên số hộ dân nuôi loại chim này tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) không ngừng tăng, bất chấp ô nhiễm môi trường, gây tiếng ồn trong khu dân cư cũng như nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh An Giang đã quy hoạch tiểu vùng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn với quy mô 25.000 ha, sản xuất từ 2 đến 3 vụ/năm, nâng tổng diện tích này trên 60.000 ha/năm.