Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương

Cá rô phi lai xa là giống cá có khả năng sinh trưởng tương đối nhanh, sức đề kháng tốt, trọng lượng cá tương đối đồng đều.
Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.
Cá rô phi lai xa là giống cá có khả năng sinh trưởng tương đối nhanh, sức đề kháng tốt, trọng lượng cá tương đối đồng đều. Các hộ tham gia mô hình đều được hỗ trợ thức ăn cho cá (10 triệu đồng/ha) và 30% tiền con giống. Trước khi thả cá, nông dân đã được tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng và chữa bệnh. Do dùng chế phẩm Biof nên môi trường ao ổn định, không ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cá.
Sau 5 tháng nuôi, đến nay cá đã đạt trọng lượng bình quân 500 gam/con, một số hộ chăm sóc tốt trọng lượng cá đạt 700 - 800 gam/con (tăng 200 gam/con so với cá rô phi Đường Nghiệp đối chứng). Năng suất đạt khoảng 10 - 12 tấn/ha, cao hơn 5 - 7% so với cá rô phi không được sử dụng chế phẩm Biof. Hiện nay, cá bán tại ao có giá 30 nghìn đồng/kg, cho thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.

Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.

Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.

Tổng kết sản xuất vụ thu đông năm 2012, nông dân xã Tân Thạnh – vùng đầu nguồn của thị xã. Tân Châu (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi bởi hiệu quả từ cánh đồng mẫu mang lại. Với năng suất thu hoạch đạt 7,1 tấn/ha, giá lúa 5.000 đồng/kg, giá thành sản xuất chỉ 2.800 đồng/kg; sau khi trừ chi phí còn thu lợi nhuận trên mỗi ha 15,5 triệu đồng.

Đối với loại vỏ xơ mít ủ chua cùng bột ngô theo tỷ lệ 3%, 6% và 9% trong thành phần với thời gian trên 90 ngày. Sử dụng vỏ xơ mít ủ chua nuôi bò, hiệu quả kinh tế cao hơn cho ăn rơm ủ urê. Kết quả là nhằm kết hợp tốt giữa sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả với chăn nuôi.