Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao

Nhận thấy cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm.
Mô hình triển khai tại 4 điểm gồm hành phố Đông Hà, Thị xã Quảng Trị, huyện Gio Linh và Triệu Phong với quy mô 0,8 ha, 8 hộ tham gia, số lượng cá giống thả nuôi là 12 vạn con, mật độ thả nuôi là 15 con/m2. Các hộ dân tham gia thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông được hỗ trợ 100% cá giống và 30% chi phí thức ăn. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình là hơn 186 triệu đồng.
Theo chân chị Phan Mỹ Nhung – Cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Khuyến ngư Gio Linh, chúng tôi đên thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông của anh Lê Văn Niềm (thôn Vinh Quang Thượng – xã Gio Quang – huyện Gio Linh). Trao đổi với chúng tôi, chị Nhung vui vẻ cho biết: Mục tiêu của mô hình nuôi cá rô đầu vuông là thực hiện đúng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, ổn định thu nhập cho bà con nông dân. Nhận thấy anh Niềm vốn là người luôn tìm tòi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi nên Trung tâm KNKN đã chọn anh Niềm để thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông.
Anh Niềm chia sẻ: Khi được chọn thực hiện mô hình tôi bên cạnh việc được Trung tâm KNKN hỗ trợ 100% tiền cá giống và 30% tiền thức ăn cho cá, tôi còn được hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Với diện tích 1.000 m2 ao nuôi, tôi chọn thả 15.000 con cá giống và sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Nhớ lại lúc đem con cá rô đầu vuông về nuôi, anh Niềm kể: “Không ít người bảo tôi sẽ chẳng thu được gì vì cho rằng loài cá này nuôi không khéo khi trời mưa sẽ cằn đi hết. Để không mất lòng người ta, tôi trả lời chỉ nuôi thử nghiệm, chứ mình có cán bộ kỹ thuật chỉ bảo tận tình, đầu tư làm ao hồ bài bản thì lo gì chuyện cá đi, chỉ lo nuôi cá có được hay không”.
Theo chị Nhung: Mặc dù cá rô đầu vuông có khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của môi trường nhưng việc cải tạo ao nuôi cũng phải hết sức cẩn thận. Ao phải chắc chắn, bờ ao phải thông thoáng, xung quanh ao nên rào lưới hoặc lát bê-tông để ngăn không cho cá thoát ra ngoài. Hình dáng cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, thân dài có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá.
Cá rô đầu vuông có đặc tính sinh học tương tự như cá rô đồng, nguồn thức ăn cho cá khá đa dạng và phong phú, cá có thể ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm tép… các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như bột ngô, bột cám... tuỳ điều kiện của mỗi hộ gia đình mà lựa chọn nguồn thức ăn cho phù hợp. Trong quá trình quản lý và chăm sóc, người nuôi phải đặc biệt quan tâm đến môi trường sao cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá mới mang lại kết quả cao.
Anh Niềm cho biết: “Ưu điểm vượt trội của cá rô đầu vuông là lớn rất nhanh, con đực và con cái có kích thước như nhau. Cá rô đầu vuông rút ngắn thời gian nuôi còn 3 – 4 tháng so với cá rô đồng hay các đối tượng nuôi truyền thống khác như mè, trôi, trắm chép, rô phi đơn tính… phải nuôi từ 5 tháng đến 1 năm mới cho thu hoạch, qua đó giảm chi phí đầu tư. Nuôi cá rô đầu vuông bình quân 1 tấn cá cho ăn từ 1,3 đến 1,5 tấn thức ăn, trong khi cá rô đồng phải cho ăn từ 1,7 đến 2 tấn thức ăn.”
Tại mô hình nuôi cá rô đầu vuông đang thực hiện tại hộ anh Niềm sau 3 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 4 – 5 con/kg, dự kiến cho thu hoạch hơn 2,2 tấn cá. Với giá bán hiện nay dao động từ 40.000 – 45.000 đồng/kg dự kiến sẽ mang lại thu nhập cho gia đình anh khoảng 100 triệu đồng.
Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc Trung tâm KNKN cho biết: Qua đánh giá bước đầu thì bên cạnh mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình nuôi cá rô đầu vuông đã bước đầu khẳng định được tính thích nghi. Mặc dù chi phí thức ăn, phòng bệnh và cá giống trên cùng 1 đơn vị diện tích có lớn hơn so với các đối tượng nuôi khác, nhưng thời gian nuôi ngắn hơn (3 - 4 tháng), năng suất, giá bán thị trường cũng cao hơn.
Do đó, doanh thu từ nuôi cá rô đầu vuông có thể tăng lên so với các đối tượng nuôi khác. Đây là mô hình nuôi mới, bước đầu đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của bà con nông dân trong tỉnh, việc tiêu thụ trên thị trường hiện cũng khá thuận lợi nên nuôi cá rô đầu vuông đang được bà con đón nhận rất hồ hởi. Với những ưu điểm vượt trội về thời gian nuôi, tốc độ lớn nhanh, trọng lượng lớn có thể nói cá rô đầu vuông sẽ là một đối tượng nuôi mới có hiệu quả cao cho người nuôi. Trong thời gian tới Trung tâm KNKN sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra các địa phương khác trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ở Tiền Giang, khóm phụng, khóm son là loại trái cây được xem là “hàng độc” để phục vụ nhu cầu chưng nghi của người tiêu dùng cả nước trong dịp Tết. Ông Hà Văn Bảy, nông dân trồng khóm ở xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước (Tiền Giang) cho biết, khóm phụng, khóm son là loại khóm kiểng có màu đỏ son sặc sỡ hoặc hình dáng như chim phụng nên được thị trường rất ưa chuộng. Để có các loại khóm này cung cấp cho thị trường thì các thương lái thường phải đặt hàng từ trước Tết khoảng 1-2 tháng.

Bắt đầu vận hàn7h từ năm 2010, đến nay Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội đã thu hút được 625 Hợp tác xã (HTX) trên 11 tỉnh, thành tham gia với 1.441 điểm phân phối. Cùng với những thành công ban đầu, mô hình này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc phát triển bền vững và tăng thu nhập cho nông dân.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico từ đầu năm 2013 với 5 doanh nghiệp tham gia. Tính đến hết tháng 9/2014 nước này đã nhập trên 65.000 tấn gạo từ Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ xuất sang quốc gia Bắc Mỹ này khoảng 87.000 tấn gạo. Hiện Việt Nam đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico.

Việc tái canh cà phê khó khăn không chỉ là vấn đề tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra các giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, 85% diện tích cà phê tại Đắk Lắk do người dân trực tiếp quản lý và sản xuất nên việc quản lý, đánh giá chất lượng vườn cây chưa đầy đủ.

Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.