Cá Rô Đầu Vuông Gặp Khó Đầu Ra

Cá rô đầu vuông một thời là vật nuôi chủ lực của nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do thị trường không ổn định, giá thức ăn liên tục tăng nên hiện tại hàng ngàn hộ nuôi cá rô đầu vuông trong khu vực đang gặp rất nhiều khó khăn.
Do phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nội địa nên đầu ra của cá rô đầu vuông rất hạn chế, không ổn định. Tại Hậu Giang, địa phương có diện tích cá rô đầu vuông lên đến 250ha, hiện tại giá cá 10 con 1kg dao động ở mức 22.000 – 23.000 đồng/kg, trong khi để có 1kg cá thương phẩm, người nuôi tốn trung bình 21.000 đồng tiền thức ăn.
Như vậy nếu hộ nào nuôi đạt hiệu quả tốt nhất cũng chỉ lợi nhuận 2.000 đồng/kg, đó là chưa tính công lao động… Không chỉ lời ít, mà theo nhiều người dân, hiện tại số lượng thương lái thu mua cũng rất hạn chế.
Trước những khó khăn của người nuôi, các địa phương trong khu vực đã tính đến phương án quy hoạch lại vùng nuôi. Tuy nhiên, nếu chỉ quản lý được diện tích thả nuôi, mà chưa tính đến giải pháp nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ thì bài toán ứ đọng, dội hàng chắc chắn chưa thể giải quyết.
Có thể bạn quan tâm

Do đó, việc cần phải có nhiều giải pháp để giữ chân được khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng kênh tiêu thụ ra các thị trường mới, tiềm năng… đang được ngành chức năng, chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm.

Thời điểm này, bà con nông dân ở nhiều địa phương đang gấp rút chuẩn bị hàng hóa cho thị trường Tết. Tuy nhiên, điều đáng lo là ở một số địa phương, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn đang diễn biến khá phức tạp.

Nông dân Giáp Văn Công, ngụ tổ 3, khu phố Suối Cam, xã Tiến Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã trồng xen cây ăn trái (măng cụt, sầu riêng) trong vườn tiêu gần 10 năm. Mô hình xen canh này đã giúp gia đình anh Công thu nhập cao.

Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.

Thời gian gần đây, keo có giá nên nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đổ xô trồng keo. Tuy nhiên, độc canh cây keo sẽ gặp nhiều bất lợi bởi thời gian thu hoạch keo kéo dài tới 4 năm, trong thời gian đó bà con có nguy cơ thiếu đói