Cá Rô Đầu Vuông Gặp Khó Đầu Ra

Cá rô đầu vuông một thời là vật nuôi chủ lực của nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do thị trường không ổn định, giá thức ăn liên tục tăng nên hiện tại hàng ngàn hộ nuôi cá rô đầu vuông trong khu vực đang gặp rất nhiều khó khăn.
Do phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nội địa nên đầu ra của cá rô đầu vuông rất hạn chế, không ổn định. Tại Hậu Giang, địa phương có diện tích cá rô đầu vuông lên đến 250ha, hiện tại giá cá 10 con 1kg dao động ở mức 22.000 – 23.000 đồng/kg, trong khi để có 1kg cá thương phẩm, người nuôi tốn trung bình 21.000 đồng tiền thức ăn.
Như vậy nếu hộ nào nuôi đạt hiệu quả tốt nhất cũng chỉ lợi nhuận 2.000 đồng/kg, đó là chưa tính công lao động… Không chỉ lời ít, mà theo nhiều người dân, hiện tại số lượng thương lái thu mua cũng rất hạn chế.
Trước những khó khăn của người nuôi, các địa phương trong khu vực đã tính đến phương án quy hoạch lại vùng nuôi. Tuy nhiên, nếu chỉ quản lý được diện tích thả nuôi, mà chưa tính đến giải pháp nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ thì bài toán ứ đọng, dội hàng chắc chắn chưa thể giải quyết.
Có thể bạn quan tâm

Được giao khoán 10 ha, những năm qua, bên cạnh trồng và bảo vệ rừng khoảng 70% diện tích, số còn lại 30% nằm trong diện được phép canh tác, ông Huỳnh Văn Sen ở ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, đã bố trí sản xuất đa cây, đa con hiệu quả.

Những ngày qua, người dân ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) “đứng ngồi không yên” vì thủy sản chết hàng loạt tại khu vực bùng binh đồng Cù Lao, nằm cạnh đầm nước mặn và đồng muối Sa Huỳnh.

Thực hiện nội dung đột phá “Nhà sạch-vườn đẹp và làm đường giao thông nông thôn” trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Quản Bạ trong năm 2013, xã Quyết Tiến đã chọn thôn Vĩnh Tiến thực hiện làm điểm. Sau 6 tháng triển khai, đến nay đã có 48/48 hộ gia đình của thôn đạt tiêu chí “Nhà sạch - vườn đẹp”.

Sáng ngày 28/5, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Thái Bình phối hợp với Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh GreenID, UBND xã Nam Cường tổ chức hội thảo đánh giá mô hình thử nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải.

Năm 2012, TT Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ngãi giao cho Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ trực tiếp thực hiện mô hình nuôi tôm hùm lồng tại hộ ông Đỗ Văn Được, thôn Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với qui mô 3 lồng nuôi (tổng thể tích 15 m3).