Cà Phê Vào Vụ Thu Hoạch

Hiện nay, nhiều nhà vườn ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) bắt đầu thu hoạch cà phê.
Khác với mọi năm, năm nay nhà nông được mùa, giá cũng khá, nhưng người trồng cà phê cũng không vui, vì chi phí đầu tư tăng, giá thị trường liên tục biến động, dù mới vào đầu vụ thu hoạch.
Gia đình ông Giềng Hòa Quáng, ấp Tân Thành, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom có gần 2 ha cà phê xen canh tiêu và chuối. Trong khi đó, năm trước 1 ha cà phê ghép, cải tạo chỉ đạt 6 – 7 tạ/ha, năm nay nhờ chăm sóc tốt, sản lượng vườn cà phê nhà ông ước đạt trên 1,3 tấn cà phê nhân.
Năm nay gia đình ông đã đầu tư vào vườn cà phê khoảng 20 triệu đồng/ha cho phân bón, thuốc trừ sâu, điện… chưa kể công chăm sóc và công thu hoạch. Hiện tại, giá cà phê ở mức 38 ngàn – 40 ngàn đồng/kg cà phê nhân, 6 ngàn – 8 ngàn đồng/kg cà phê tươi, nên vườn cà phê của ông có thể cho thu về khoảng 40 triệu đồng.
Mặc dù được mùa, nhưng người trồng cả phê như ông cũng không lấy làm vui. Bởi trồng cà phê so với các loại cây trồng khác lợi nhuận đạt thấp. Vì thế, nhiều hộ dân không mặn mà với loại cây trồng này.
Ông cho biết: “So với năm ngoái thì vụ mùa năm nay trúng hơn, năng suất gần gấp đôi, khoảng 1,2 đến 1,3 tấn/ha. Tuy nhiên, giá cả các VTNN như phân bón, thuốc trừ sâu, ... cái gì cũng đắt. Người nhà tự làm, lấy công làm lãi chứ mướn người ngoài chắc không lời lãi được bao nhiêu. Bởi 1 tấn cà phê được gần 40 triệu đồng, trong khi đó tiền chi phí hết 20 triệu đồng”.
Huyện Trảng Bom hiện có trên 2.000ha cà phê, tập trung chủ yếu tại các xã Thanh Bình, Cây Gáo, Bàu Hàm. Mong muốn của người nông dân là giá cả ổn định ở mức có lãi khá để nhà nông tiếp tục đầu tư phát triển.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134572/kinh-te/ca-phe-vao-vu-thu-hoach.html
Có thể bạn quan tâm

Nằm ở vùng trũng nhất của huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhưng nhờ biết cách biến nhược điểm thành lợi thế, đến nay, xã Hòa Lâm đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình trang trại đa canh phát triển. Điển hình là trang trại của ông Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long.

Mặc dù chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo đã có hiệu lực từ ngày 20-2, thế nhưng, giá mua lúa trong dân thời gian qua vẫn chưa được cải thiện và còn nhiều điều nghịch lý, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lúa. Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã quyết định phơi lúa trữ lại dù chi phí cho mùa vụ cũ còn đó và đang đối mặt với đầu tư vốn liếng cho vụ lúa mới.

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.