Cà Phê Vào Vụ Thu Hoạch

Hiện nay, nhiều nhà vườn ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) bắt đầu thu hoạch cà phê.
Khác với mọi năm, năm nay nhà nông được mùa, giá cũng khá, nhưng người trồng cà phê cũng không vui, vì chi phí đầu tư tăng, giá thị trường liên tục biến động, dù mới vào đầu vụ thu hoạch.
Gia đình ông Giềng Hòa Quáng, ấp Tân Thành, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom có gần 2 ha cà phê xen canh tiêu và chuối. Trong khi đó, năm trước 1 ha cà phê ghép, cải tạo chỉ đạt 6 – 7 tạ/ha, năm nay nhờ chăm sóc tốt, sản lượng vườn cà phê nhà ông ước đạt trên 1,3 tấn cà phê nhân.
Năm nay gia đình ông đã đầu tư vào vườn cà phê khoảng 20 triệu đồng/ha cho phân bón, thuốc trừ sâu, điện… chưa kể công chăm sóc và công thu hoạch. Hiện tại, giá cà phê ở mức 38 ngàn – 40 ngàn đồng/kg cà phê nhân, 6 ngàn – 8 ngàn đồng/kg cà phê tươi, nên vườn cà phê của ông có thể cho thu về khoảng 40 triệu đồng.
Mặc dù được mùa, nhưng người trồng cả phê như ông cũng không lấy làm vui. Bởi trồng cà phê so với các loại cây trồng khác lợi nhuận đạt thấp. Vì thế, nhiều hộ dân không mặn mà với loại cây trồng này.
Ông cho biết: “So với năm ngoái thì vụ mùa năm nay trúng hơn, năng suất gần gấp đôi, khoảng 1,2 đến 1,3 tấn/ha. Tuy nhiên, giá cả các VTNN như phân bón, thuốc trừ sâu, ... cái gì cũng đắt. Người nhà tự làm, lấy công làm lãi chứ mướn người ngoài chắc không lời lãi được bao nhiêu. Bởi 1 tấn cà phê được gần 40 triệu đồng, trong khi đó tiền chi phí hết 20 triệu đồng”.
Huyện Trảng Bom hiện có trên 2.000ha cà phê, tập trung chủ yếu tại các xã Thanh Bình, Cây Gáo, Bàu Hàm. Mong muốn của người nông dân là giá cả ổn định ở mức có lãi khá để nhà nông tiếp tục đầu tư phát triển.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134572/kinh-te/ca-phe-vao-vu-thu-hoach.html
Có thể bạn quan tâm

KTĐT - Năm 2010, mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, trong đó, Công ty TNHH Hương Cảnh đứng ra thu mua sản phẩm cho người dân.

Không cầm cự nổi với tình trạng thua lỗ kéo dài mấy tháng qua, người chăn nuôi ở các tỉnh Nam Bộ đang “treo chuồng” ngày càng nhiều.

Ngày 18.6, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên- Môi trường) khởi động Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình làng sinh thái thôn Trường Hạnh, xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.

Nhìn lại sản xuất lúa năm 2011 ở ĐBSCL, có thể thấy năng lực cơ giới hóa trong khâu thu hoạch và công tác sấy lúa vẫn còn khá thấp. Tuy nhiên, qua ý kiến của nhiều doanh nghiệp, năm nay, những tiến bộ ở khâu thu hoạch và sau thu hoạch tại một số địa phương đã làm tăng chất lượng hạt lúa lên khá nhiều

Sáng 18-6, 36 hộ dân ở 2 thôn Tráng Liệt và Thúy Lâm (xã Thanh Sơn, Thanh Hà, Hải Dương) được nhận giấy chứng nhận sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGap.