Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Phê Tăng Giá, Nông Dân Vẫn Găm Hàng

Cà Phê Tăng Giá, Nông Dân Vẫn Găm Hàng
Ngày đăng: 20/02/2014

Những ngày sau Tết, giá cà phê đã liên tục tăng trở lại. Tuy nhiên người trồng cà phê Tây Nguyên vẫn găm hàng chờ giá cao hơn.

Đến thời điểm này, giá cà phê nhân xô được thu mua ở mức trên 35.000 đồng/kg, tính gộp từ sau Tết đến nay đã cao hơn khoảng 1.000 đồng/kg. Tuy phấn khởi trước sự thay đổi tích cực của thị trường, song nông dân Tây Nguyên vẫn rất thận trọng chưa bán ra.

Nghe tin cà phê tăng giá, gia đình bà Vũ Thị Nhung, Thôn 5, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai rất phấn khởi bắt tay ngay vào chăm sóc rẫy cà phê. Mùa vụ vừa qua, với diện tích 1ha, gia đình bà Nhung thu được 6 tấn cà phê nhân. Trước Tết, giá cà phê chỉ ở mức 34.000 đồng/kg, nhưng vì cần tiền để chi phí nhân công nên bà đã bán hơn 1 tấn cà phê, còn lại hơn 4 tấn trong kho, gia đình bà đang từng ngày nghe ngóng thông tin từ thị trường để chờ giá tăng cao sẽ đem bán.

Bà Vũ Thị Nhung chia sẻ: “Đối với bà con nông dân thì giá cà phê 35.000 đồng/kg trở lên cũng có lời, nhưng ít thôi vì công bây giờ vất vả, bình quân 150 ngàn đồng/ngày. Tính cả hái, đào ép xanh thì chi phí thì chỉ còn ¼, nhưng nếu bí tiền thì chúng tôi cũng phải bán chứ không thể chờ lâu được”.

Cũng như gia đình bà Nhung, tuy cà phê tăng giá nhưng nhiều nông hộ ở địa bàn Tây Nguyên vẫn tiếp tục găm hàng chờ giá cao hơn nữa. Vì bà con cho biết, thời điểm hiện nay công đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu tăng khá cao, nhưng giá bán lại thấp hơn so với mọi năm nên chưa kích thích được các hộ dân tập trung đầu tư cho cây trồng này. Thậm chí nhiều nơi, nông dân còn phá bỏ hàng loạt diện tích cà phê để chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn.

Với những hộ nông dân còn gắn bó với cây cà phê, thì họ vẫn chờ đợi sự thay đổi của thị trường theo hướng có lợi.

Ông Lê Văn Vinh, Thôn 7, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho biết: “Gia đình tôi đang trữ 2,5-3 tấn, giá bán cà phê đang bấp bênh lên xuống thất thường nên đang chờ giá lên”.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể chờ giá lên cao, vì đa số nông dân phải bán một nửa, hay có người phải bán hết lượng cà phê thu hoạch để lấy vốn đầu tư cho niên vụ mới.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, trong thời gian tới, sản lượng cà phê xuất khẩu của Brazil sẽ giảm do thời tiết xấu. Bên cạnh đó, nhiều nước có thị phần xuất khẩu cà phê lớn đã hạn chế bán ra trong đợt này nên giá cà phê nhân xô sẽ tiếp tục tăng cao, dự báo sẽ ổn định ở mức 35.000-37.000 đồng/kg.

Đây cũng là hy vọng của hàng ngàn nông dân để họ có thêm động lực tiếp tục tái đầu tư sản xuất và gắn bó với cây trồng chủ lực này ở Tây Nguyên.


Có thể bạn quan tâm

30 tấn thanh long cần đỡ đầu 30 tấn thanh long cần đỡ đầu

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, trong nửa đầu tháng 5/2015, toàn tỉnh có khoảng 30 tấn thanh long không tìm được đầu ra.

19/05/2015
Phấn khởi với cây điều Phấn khởi với cây điều

Ở vùng Đông Nam bộ, điều là cây công nghiệp dễ trồng, dễ chăm sóc, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tỉnh Bình Phước có quỹ đất bazan chiếm gần 60% diện tích toàn tỉnh, rất thuận tiện cho sự phát triển tối ưu của cây điều, cho năng suất cao. Dẫu giá cả có trồi sụt trong những năm qua, song cây điều vẫn giúp bà con nông dân ở địa phương này có đời sống ổn định.

19/05/2015
Giàu từ cây lúa Giàu từ cây lúa

Cần cù, chịu khó cộng với sự đầu tư “bài bản”, nghề trồng lúa cũng có thể làm giàu. Đó là 3 anh em: Đặng Duy Phán, Đặng Duy Phú, Đặng Duy Trung ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).

19/05/2015
Về đâu hành tím Vĩnh Châu? Về đâu hành tím Vĩnh Châu?

Lúc mới vào vụ, giá hành tím được đẩy lên đến 25.000 đồng/kg. Nhưng, khi càng cận ngày Tết Nguyên đán 2015, giá hành càng giảm mạnh và đến khi vụ hành mùa (hành chính vụ) chính thức bước vào thu hoạch, người trồng hành tím mới vỡ mộng vì hầu như không có doanh nghiệp xuất khẩu nào đến thu mua.

19/05/2015
Lời giải nào cho phát triển cây sắn bền vững tại Dak Lak? Lời giải nào cho phát triển cây sắn bền vững tại Dak Lak?

Vốn là loại cây dễ trồng, đầu tư ít, thích hợp với nông dân ít vốn nên dù năm được, năm mất, cây sắn (mì) vẫn gắn bó với người dân Tây Nguyên như một cây xóa nghèo. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, diện tích trồng sắn tăng khá nhanh, đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng và phát triển thiếu bền vững.

19/05/2015