Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Phê, Sắn Khô Đều Tăng Giá

Cà Phê, Sắn Khô Đều Tăng Giá
Ngày đăng: 21/03/2014

Hiện tại giá cà phê nhân tại Tây Nguyên đã tăng lên 40.900 - 41.600 đ/kg. Niềm vui cũng được nhân lên khi dịp này sắn khô cũng tăng giá.

Vào thời điểm thu hoạch rộ niên vụ 2013-2014, giá cà phê nhân trên thị trường Tây Nguyên chỉ đạt 34.000 đ/kg, có lúc chỉ còn 31.000 đ/kg, nên đa phần người trồng cà phê phải cho vào kho cất trữ, chờ giá lên. Điều đáng mừng là hiện tại giá cà phê nhân tại đây đã tăng lên 40.900 - 41.600 đ/kg nên họ đồng loạt "mở kho" tung ra thị trường. Niềm vui cũng được nhân lên khi dịp này sắn khô cũng tăng giá.

Dân đồng loạt "mở kho" cà phê

Ông Lê Văn Thân, xã Hoà Đông, huyện K rông Păk (Đăk Lăk) cho biết: “Niên vụ vừa qua, gia đình tôi thu hoạch được 3,5 tấn cà phê nhân. Ở thời điểm đầu vụ thu hoạch, giá cà phê xuống thấp quá, có lúc chỉ 31 - 32.000 đ/kg nên tôi chưa vội bán. Hiện thấy giá cà phê tăng lên, đang ở mức 41.000 đ/kg nên tôi đã quyết định bán. Nếu như bán tất cả số cà phê thu được lúc đó chỉ được khoảng 112.000.000 đ, nhưng để đến nay sẽ được 131.000.000 đ”.

Hiện hầu hết nông dân đang rất cần tiền để chống hạn và chuẩn bị vật tư phân bón chăm sóc cho cà phê niên vụ 2014-2015. Điều đáng mừng là giá cà phê tăng đúng vào thời điểm này, giúp bà con có tiền đầu tư, chăm sóc cho cây cà phê.

Ông Nguyễn Văn Đức, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) chia sẻ: “Kết thúc niên vụ vừa qua, gia đình tôi thu được 5 tấn cà phê nhân. Đầu vụ lúc tôi bán bớt 1 tấn với giá 31.000đ/kg để lấy tiền chi phí cho việc thuê nhân công thu hái, còn lại 4 tấn cất trữ. Nay cà phê tăng lên 41.000 đ/kg nên tôi quyết định bán hết lấy tiền chi phí cho việc đầu tư niên vụ mới. Những người trồng cà phê như chúng tôi chỉ mong sao giá đạt 40.000 đ/kg trở lên là mừng rồi!”.

Chị Lê Vân Anh- chủ đại lý thu mua cà phê tại xã Hoà Đông, huyện Krông Păk cho biết: “Những ngày này, do giá cà phê tăng lên hơn 41.000 đ/kg nên hầu hết bà con nông dân tạm trữ cà phê đã đồng loạt mở kho tung ra thị trường. Đại lý chúng tôi ngày nào cũng có vài chục hộ mang cà phê đến bán… Do đông người bán cà phê nên chúng tôi phải mở cửa thu mua từ sáng sớm đến mãi 9-10h đêm mà vẫn không xuể”.

Với thực trạng dân đồng loạt bán cà phê như hiện nay, rất dễ dẫn đến giá cà phê thời gian tới đây sẽ giảm. Bởi, Tây Nguyên là vùng trồng cà phê trọng điểm và có diện tích lớn nhất cả nước với khoảng 500.000ha, tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng, trong đó tỉnh Đăk Lăk có khoảng 202.500 ha nên ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân cung - cầu của thị trường cà phê.

Sắn được mùa

Thời gian gần đây, bà con nông dân tỉnh Đăk Lăk đang tiến hành thu hoạch sắn. So với năm trước, năm nay giá sắn khô cao hơn, đạt giá 38 -39.000 đ/kg, nên nông dân phấn khởi.

Nếu như niên vụ trước, giá sắn khô trên thị trường chỉ đạt 33-34.000 đ/kg, thì niên vụ này giá sắn đã tăng lên. Với giá này, trừ chi phí về cây giống, thuê người trồng và thu hoạch thì người dân còn lãi khoảng 15 -17 triệu đồng/ha. Anh Trần Thanh Thế, xã Ven, huyện Buôn Đôn cho biết: “Gia đình tôi thuê đất trồng 2 ha sắn, năm nay giá sắn khô tăng lên được 6.000 đ/kg so với năm ngoái. Với 2 ha sắn, sau khi trừ hết chi phí, tôi lãi khoảng 30 triệu đồng. Giá sắn cứ ở mức này nông dân chúng tôi thấy tạm được”.

Cũng nhu anh Thế, chị Lê Thị Duyên, xã Ea Lê, huyện Ea Súp chia sẻ: “Nếu như năm ngoái, giá sắn khô không những thấp mà thương lái còn chê không mua, thì năm nay ngược lại, giá cao lại dễ bán. Nhà tôi có 1,5 ha sắn, đầu vụ thu hoạch được 3 tấn sắn tươi, lúc đó thương lái đến thu mua tại vườn với giá 16.000 đ/kg, sắn tươi tôi không bán. Mang về thái phơi khô, nay bán được 39.000 đ. Trừ hết chi phí, chắc năm nay cũng thu được khoảng 23 -24 triệu đồng”.

Anh Phương- thương lái thu mua sắn khô tại xã Ea Ven, huyện Buôn Đôn cho biết: “Năm nay giá sắn tăng cao, hơn nữa thị trường tiêu thụ lại mạnh nên việc mua bán sắn cũng dễ dàng hơn.

Hiện toàn tỉnh có 4 nhà máy sản xuất tinh bột sắn đang hoạt động với tổng công suất là 86 ngàn tấn/năm, năm nay chắc không đến nỗi lo về nguyên liệu.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Nông Dân Vẫn Còn Lấy Lúa Thương Phẩm Để Làm Giống Nhiều Nông Dân Vẫn Còn Lấy Lúa Thương Phẩm Để Làm Giống

Trong những năm qua, việc áp dụng các giống mới vào sản xuất đã giúp cho năng suất lúa của nông dân không ngừng tăng cao. Nhưng hiện nay, ở một xã trên địa bàn, không ít hộ vẫn sử dụng lúa thương phẩm để làm giống. Cách làm này không chỉ khiến cho năng suất lúa thấp mà cây lúa dễ bị nhiễm bệnh, chi phí đầu tư cao...

16/05/2014
Thị Trấn Văn Quan (Lạng Sơn) Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lồng Thị Trấn Văn Quan (Lạng Sơn) Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lồng

Trong những năm qua, đời sống của người dân ở thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) không ngừng cải thiện, nâng cao. Đến nay, mức thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 6,2% trên tổng số 1.021 hộ dân. Có được kết quả đó là do thị trấn đã thực hiện tốt phong trào phát triển kinh tế, trong đó chú trọng nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao, điển hình là mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn.

06/06/2014
Mía Cần Kali, Cẩn Trọng Đạm Mía Cần Kali, Cẩn Trọng Đạm

Mía đang được trồng nhiều ở ĐBSCL, là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường, rất cần trong đời sống hàng ngày. Có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.

16/05/2014
Thanh Long Bước Vào Thời Khó Thanh Long Bước Vào Thời Khó

Giá thanh long ở những vùng trồng trọng điểm đang xuống khá thấp, trong nhiều nguyên nhân, có tin đồn nhảm về việc Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu thanh long.

06/06/2014
Phát Triển Mô Hình Nông Nghiệp Công Nghệ Cao “Mỏ Vàng” Chưa Ai Khai Thác Phát Triển Mô Hình Nông Nghiệp Công Nghệ Cao “Mỏ Vàng” Chưa Ai Khai Thác

Ngày 15.5, Bộ NNPTNT phối hợp Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC”.

16/05/2014