Cà phê rớt giá khiến kim ngạch xuất khẩu giảm liên tục

Theo số liệu từ Sở Công thương, vào tháng 1-2015, do giá cà phê giảm 5-10% nên lượng cà phê xuất khẩu giảm 21,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, điều này chưa tác động mấy đến tổng kim ngạch xuất khẩu. Sang tháng 2, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh bắt đầu giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được xác định là do tình hình xuất khẩu cà phê không thuận lợi, giá mặt hàng này lại giảm 10% nên lượng xuất khẩu giảm 16,05%. Tháng 3, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giảm đến gần 50% so với cùng kỳ năm 2014, bởi giá cà phê tiếp tục giảm mạnh và lượng xuất khẩu giảm tới 52,24%.
Trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước thực hiện 30,4 triệu USD, lũy kế 5 tháng đạt trên 151,2 triệu USD, đạt 34,4% kế hoạch và giảm 55,1% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân kim ngạch giảm là do tình hình xuất khẩu cà phê không thuận lợi với giá xuất khẩu bình quân giảm 9,28% so với cùng kỳ năm trước. Về mủ cao su, tuy khối lượng xuất khẩu có tăng nhẹ 0,39% nhưng do giá vẫn chậm phục hồi nên giảm đến 30,78% giá trị xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: cà phê với 57.390 tấn/101,03 triệu USD (giảm 61,4% về lượng và giảm 64,99% về giá trị); mủ cao su đạt 3.163 tấn/4,85 triệu USD (tăng 0,39% về lượng và giảm 30,78% về giá trị); gỗ tinh chế đạt 5,75 triệu USD (tăng 83,48% so với cùng kỳ năm trước), mì lát 46.972 tấn/10,6 triệu USD; các mặt hàng khác đạt 28,87 triệu USD (tăng 27,87% so với cùng kỳ). |
Những tháng tiếp theo, giá cà phê xuất khẩu đã không ngừng biến động theo chiều hướng giảm. Theo đó, giá xuất khẩu bình quân 1.700 USD/ tấn, giảm 12,82% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước thực hiện tháng 4 đã giảm tới mức 55,91%. Riêng mặt hàng cà phê, trong tháng này, chỉ đạt 50.295 tấn/85,39 triệu USD, giảm 59,1% về lượng, và giảm đến 64,38% về giá trị. Đến tháng 5 thì mặt hàng này có giá xuất khẩu bình quân giảm 9,28%, kéo theo kim ngạch xuất khẩu của tỉnh chỉ đạt 34,35% kế hoạch, giảm 55,1% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê giảm là do giá cà phê xuất khẩu thường thấp hơn giá nội địa khoảng 1,5-2 triệu đồng/tấn. Phần nữa do một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, làm cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong tỉnh thiếu hụt nguồn hàng đầu vào dẫn đến khối lượng xuất khẩu giảm. Và một nguyên nhân nữa là thị trường tiềm năng Trung Quốc có dấu hiệu chững lại do nước này đang đẩy mạnh sản xuất cà phê với diện tích lớn.
Một điều không thể không nói tới là diện tích trồng cà phê lâu năm trên địa bàn tỉnh ta có khá nhiều. Cà phê trồng trên 20 năm sẽ trở nên già cỗi, cho năng suất và chất lượng thấp, cần được tái canh thay thế. Với vấn đề tái canh cây cà phê, ngày 11-5-2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Văn bản số 3227/NHNN-TD hướng dẫn triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020.
Chương trình được triển khai trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên dành cho các phương thức: tái canh theo phương pháp trồng tái canh, hoặc ghép cải tạo cà phê, trên cơ sở quy hoạch tái canh cà phê các địa phương khu vực Tây Nguyên từ nay đến năm 2020 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn Tây Nguyên, được lựa chọn là ngân hàng tham gia cho vay chương trình này.
Hy vọng chính sách dành cho cây cà phê, năng suất và chất lượng cà phê trên địa bàn tỉnh tăng lên, tạo vị thế vững chắc trên thị trường thế giới, góp phần lớn vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Quốc hội quyết định chi hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư 16.000 tỷ đồng; chi một số khoản thực sự cấp bách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay Ngân hàng Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chi Chương trình 135…

Đây là hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế thường niên lớn nhất khu vực Tây nam Trung Quốc nhằm tạo điều kiện cho DN các nước trong khu vực có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận thị trường lớn tại Trung Quốc, qua đó thúc đẩy giao lưu, hợp tác trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các nước khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Trong hệ thống Dự án thủy lợi Cầu Sập, những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển, còn phần bên trong tuyến đê là vùng không quy hoạch nuôi.

Theo anh Hà Duy (Phòng NN&PTNT), sau khi xử lý ổn thỏa 3,5 ha tôm bị nhiễm bệnh trước đây, do nắng nóng kéo dài nên đã có thêm nhiều diện tích nuôi tôm, cá bị nhiễm bệnh đốm trắng và môi trường.

Khoảng 1 tuần nay, trên sông Nhuệ đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Hà Nam bỗng nhiên xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, nổi trắng cả một khúc sông.