Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà phê rớt giá do biến động tiền tệ cần liên kết để vượt qua khó khăn

Cà phê rớt giá do biến động tiền tệ cần liên kết để vượt qua khó khăn
Ngày đăng: 09/10/2015

Xuất khẩu giảm

Thông thường, đầu mỗi niên vụ, giá cà phê sẽ ở mức thấp do nguồn cung tăng và cuối vụ giá tăng cao do khan hiếm hàng nhưng niên vụ 2014 – 2015 giá cà phê lại đạt đỉnh ở đầu vụ và sau đó đi xuống nhanh chóng.

Từ tháng 3, mức giá cà phê nội địa trung bình chỉ đạt 38 triệu đồng/tấn, sang tháng 7 chỉ còn 36,6 triệu đồng/tấn và xuống mức chạm đáy 34,5 triệu đồng/tấn vào những ngày cuối niên vụ khiến nông dân, giới đầu cơ và doanh nghiệp (DN) gặp khó.

Gia đình ông Phan Hữu Hùng, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột có 0,5 ha cà phê cho biết, cà phê không phải là thu nhập chính nên gia đình thường tạm trữ chờ giá lên vào cuối niên vụ để bán, nhưng năm nay cà phê luôn ở mức thấp nếu bán sẽ lỗ nên đến nay gia đình vẫn chưa bán được.

Còn phần lớn các hộ dân khác đã bán cà phê để bù đắp chi phí tưới nước, phân bón, công chăm sóc…

Tương tự, các DN xuất khẩu cà phê cũng gặp không ít khó khăn do diễn biến bất thường của thị trường tiêu thụ.

Đặc biệt, các DN chỉ dựa vào nguồn cung thu mua trong dân mà không có cà phê liên kết gặp rất nhiều khó khăn do phải thu mua cà phê ngay từ đầu vụ (vì nghĩ là giá rẻ) để trữ hàng, nhưng năm nay giá cuối vụ lại thấp khiến DN vừa phải bù lỗ lại phải bù đắp thêm lãi suất ngân hàng.

 

Cán bộ Sở NN – PTNT kiểm tra thực địa vườn cà phê theo mô hình p

hát triển bền vững của Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi.

Cùng với đó, giá cà phê niên vụ 2014 – 2015 cũng không tăng giảm theo quy luật cung cầu mà chịu sự chi phối của tỷ giá hối đoái của đồng USD và nội tệ của các nước sản xuất cà phê.

Cụ thể, cuối tháng 8, giá cà phê chao đảo vì đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá thì tháng 9, giá cà phê thế giới tiếp tục đà giảm mạnh và chạm đáy với mức 34,5 triệu đồng/tấn vì sự mất giá kỷ lục đồng Real (so với USD) của Brazil.

Sự mất giá đồng nội tệ của các nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới như Brazil, Việt Nam, Indonesia, Colombia và sự tăng giá mạnh mẽ của USD so với các đồng tiền khác là nguyên nhân chính khiến giá cà phê giảm sâu, dai dẳng trong niên vụ qua.

Theo thống kê của tổ chức cà phê quốc tế (ICO), lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu niên vụ 2014 – 2015 của toàn thế giới chỉ đạt 82,5 triệu bao, giảm 4,3% so với cùng kỳ, trong đó Brazil 27,37 triệu bao (tăng 3,2 %), Colombia 8,92 triệu bao (tăng 8,2%), Indonexia 4 triệu bao (giảm 25,6%), Việt Nam 15,3 triệu bao (giảm 16,8%)…

Cần liên kết để vượt qua khó khăn

Theo phân tích của các chuyên gia, lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới từ năm 2011 – 2014 tăng trung bình 2,3%; cụ thể, các nước xuất khẩu tăng khoảng 2,5%, thị trường truyền thống 1,5%, thị trường mới nổi 4,9%.

Dự báo, nhu cầu cà phê thế giới trong niên vụ mới tăng khoảng 2% và không ngừng tăng trong tương lai khi cà phê ngày càng được giới trẻ ưa chuộng.

Trong khi đó, lượng cà phê tồn kho trên thế giới ngày càng giảm, sản lượng cà phê niên vụ tới cũng giảm do tác động chung của biến đổi khí hậu nên nguồn cung giảm là điều tất yếu.

Tuy nhiên tình hình giá cà phê thế giới vẫn đang nằm trong khu vực thấp, đáng báo động, do đó nông dân và DN sản xuất cà phê trong nước nói chung, Đắk Lắk nói riêng cần phải liên kết để xuất khẩu hàng hóa.

Bởi, giá cà phê nhân xô thấp nhưng sản phẩm cà phê chế biến của các nhà rang xay vẫn ở mức cao khiến lợi nhuận của nguời sản xuất ngày càng co lại.

Hạn hán khắc nghiệt khiến vườn cà phê của một nông dân xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột bị giảm năng suất.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) phân tích, cà phê là mặt hàng lớn thứ 2 trên thị trường thế giới, biên độ dao động rộng, thấp nhất là 400 USD và cao nhất lên đến 4.000 USD.

Tại Tây Nguyên, chỉ sau một đêm giá cà phê có thể chênh lệch đến 1 triệu đồng/tấn, do đó người dân cần phải chủ động nắm bắt thông tin, tìm hiểu thị trường để xuất bán hàng hóa kịp thời.

Đặc biệt, bà con cần chủ động tái canh theo hình thức cuốn chiếu để bảo đảm thu nhập và sản lượng những năm tiếp theo; chăm sóc vườn cây theo hướng bền vững vừa bảo vệ vườn cây, vừa nâng cao giá trị cà phê nhân, tạo thế chủ động cho mình trên thị trường…

Cách đây 2 năm, găm hàng cà phê chờ giá là công việc đơn giản để gia tăng lợi nhuận cho nguời trồng nhưng niên vụ vừa qua cho thấy, việc găm hàng chờ giá lên không còn thích hợp nữa bởi sự găm hàng của các hộ dân đẩy các DN xuất khẩu bị động trước các hợp đồng giao dịch. Trên thị trường nội địa đã xuất hiện tình trạng tranh mua, tranh bán do sự cạnh tranh giữa các DN trong nuớc.

Do vậy, giữa DN và người dân, DN với DN cần có sự liên kết, chia sẻ lợi ích với nhau để chủ động nguồn hàng, củng cố lợi thế trên sân nhà trước khi giao dịch với các đối tác quốc tế.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Nhờ Dám Nghĩ, Dám Làm Làm Giàu Nhờ Dám Nghĩ, Dám Làm

Năm 2007, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, là một đảng viên trẻ được kết nạp Đảng trong môi trường quân đội, anh Trương Hữu Minh ở phường Tân Lập (TP. Buôn Ma Thuột) ý thức được rằng phát triển kinh tế gia đình, tự vươn lên trong cuộc sống là một trong những nhiệm vụ mà người lính cần phải tiên phong. Là con cả trong gia đình làm nông đông anh em, với mức lương ít ỏi cộng phụ cấp không đủ trang trải cho cuộc sống, anh luôn nung nấu quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới giảm bớt khó khăn về kinh tế cho gia đình.

16/11/2013
Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam Đón Nhận Huân Chương Lao Động Hạng Ba Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam Đón Nhận Huân Chương Lao Động Hạng Ba

Trong mười năm qua, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam luôn đồng hành với người chăn nuôi vượt qua khó khăn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, kiến nghị các giải pháp phòng, chống dịch cúm, các chính sách khuyến khích chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh gia cầm, góp phần khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.

16/11/2013
Phát Triển Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Ở Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) Phát Triển Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Ở Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

16/11/2013
Bao Tiêu Sản Phẩm Đậu Bắp Và Dưa Lê Bao Tiêu Sản Phẩm Đậu Bắp Và Dưa Lê

Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).

16/11/2013
240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng “Bác Sĩ Cây Trồng” 240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng “Bác Sĩ Cây Trồng”

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.

16/11/2013