Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).
Từ vườn cà phê già cỗi
Nhiều năm gắn bó với cây cà phê nhưng năng suất thấp, sức kháng bệnh kém nên nhiều lần ông Nguyễn Văn Tằm có ý định chuyển sang trồng cây khác. Năm 2012, ông trồng thí điểm cà phê ghép do Trạm khuyến nông huyện Bù Gia Mập triển khai trên 2 sào cà phê già.
Theo đó, vườn cà phê của ông được ghép bằng giống TR4 của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đồng thời trạm hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công ghép và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.
Ông Tằm cho biết: Đối với cây cà phê ghép, sau khi cưa, gốc cà phê già phải được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật để bảo đảm chất dinh dưỡng, thúc cây nảy chồi.
Chồi ghép cũng chỉ chọn 2 nhánh khỏe, thân mập, không bị nấm bệnh. 2 chồi ghép không non quá hay già quá và tương đồng về kích cỡ để chồi phát triển nhanh. Nếu để nhiều chồi sẽ làm cây còi cọc, chậm phát triển sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Người trồng còn phải thường xuyên theo dõi quá trình chồi liền mắt ghép để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cà phê ghép có ưu điểm sức kháng bệnh tốt, trái to, đều, tỷ lệ nhân loại 1 cao hơn...Do vậy, ông Tằm đã tự chọn những cây khỏe, cho năng suất cao, trái mọng để ghép thay thế số cây già. Hiện có nhiều hộ trên địa bàn đang học hỏi kỹ thuật, tự ghép trong vườn nhà và bước đầu cho hiệu quả.
Đến đạt năng suất cao
Hiện 2 sào cà phê ghép của gia đình ông Tằm đã cho thu hoạch, thể hiện rõ sự khác biệt. Cà phê thuần chủng chỉ đạt năng suất từ 2,5 - 3 tạ nhân/sào, còn cà phê ghép cho năng suất cao hơn từ 30 - 50% (khoảng 5 tạ nhân/sào).
Thấy rõ hiệu quả của cà phê ghép, mùa mưa năm 2013 ông Tằm tiếp tục ghép thêm 3 sào. Đến nay, vườn cây mới hơn 1 năm tuổi đang phát triển tốt, đồng đều, thân cây chắc. Nhiều cây đã cho trái bói và đến năm thứ 3 sẽ cho thu hoạch chính.
Ông Lê Danh Biên, Phó chủ tịch UBND xã Long Bình cho biết: Ghép cây cà phê là biện pháp kỹ thuật đơn giản, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế và đang được nông dân trong xã học tập, làm theo. Đây còn là giải pháp giúp nông dân gắn bó lâu dài với loại cây trồng này, tránh làm theo phong trào như thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Nguyễn Đình Trọng, thôn 16, xã Hương Lạc (Lạng Giang) làm nghề “gột” lợn hàng chục năm nay. Anh mua gom lợn giống ở nhiều nơi để “gột” nhưng không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đầu tháng 11 vừa qua, một số con có triệu chứng bỏ ăn, sưng phù đầu rồi lăn ra chết, sau đó lây lan ra hàng chục con lợn khác, thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Anh Trọng cho biết: “Mỗi đợt, tôi vào đàn hàng trăm con lợn, nuôi một tháng rồi bán nên chỉ chăm sóc để mã đẹp, dễ bán. Khi nào lợn bị bệnh tôi mới tiêm thuốc”.

Chính phủ nên tiếp tục triển khai BHNN với quy mô rộng hơn có sự hỗ trợ của nhà nước về phí bảo hiểm cho người nông dân, và phải gắn với các chương trình phát triển khác của nông nghiệp.

Đến thôn Dục Quang những ngày này, xe tải tấp nập chở đầy mía tím đi tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Thêm, một trong những chủ hộ có diện tích mía lớn trong thôn cho biết: “Trước đây, với 2 sào ruộng chân vàn cao, luôn thiếu nước, vợ chồng tôi cấy lúa nhưng thường mất mùa. Năm 2003, qua tìm hiểu và trồng thử nghiệm thấy cây mía tím phù hợp với đồng đất, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định chuyển hẳn sang trồng mía”.

SX nông nghiệp đang ghi nhận những tín hiệu vui trở lại sau thời gian dài ảm đạm. Sáu tháng đầu năm 2014, SX nông nghiệp khá thuận lợi khi không có thiên tai, dịch bệnh, toàn ngành chỉ có mối lo lớn là tiêu thụ nông sản.

Tham gia dự án có 19 hộ, mỗi hộ được vay gần 30 triệu đồng trong hai năm, mức phí 0,7%/tháng (8,4%/năm) và được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương đã giải ngân được 22 lượt dự án với tổng số quỹ gần 10 tỷ đồng, giúp hàng trăm hội viên có thêm vốn phát triển sản xuất.