Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao
Ngày đăng: 09/11/2014

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

Từ vườn cà phê già cỗi

Nhiều năm gắn bó với cây cà phê nhưng năng suất thấp, sức kháng bệnh kém nên nhiều lần ông Nguyễn Văn Tằm có ý định chuyển sang trồng cây khác. Năm 2012, ông trồng thí điểm cà phê ghép do Trạm khuyến nông huyện Bù Gia Mập triển khai trên 2 sào cà phê già.

Theo đó, vườn cà phê của ông được ghép bằng giống TR4 của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đồng thời trạm hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công ghép và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Ông Tằm cho biết: Đối với cây cà phê ghép, sau khi cưa, gốc cà phê già phải được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật để bảo đảm chất dinh dưỡng, thúc cây nảy chồi.

Chồi ghép cũng chỉ chọn 2 nhánh khỏe, thân mập, không bị nấm bệnh. 2 chồi ghép không non quá hay già quá và tương đồng về kích cỡ để chồi phát triển nhanh. Nếu để nhiều chồi sẽ làm cây còi cọc, chậm phát triển sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Người trồng còn phải thường xuyên theo dõi quá trình chồi liền mắt ghép để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cà phê ghép có ưu điểm sức kháng bệnh tốt, trái to, đều, tỷ lệ nhân loại 1 cao hơn...Do vậy, ông Tằm đã tự chọn những cây khỏe, cho năng suất cao, trái mọng để ghép thay thế số cây già. Hiện có nhiều hộ trên địa bàn đang học hỏi kỹ thuật, tự ghép trong vườn nhà và bước đầu cho hiệu quả.

Đến đạt năng suất cao

Hiện 2 sào cà phê ghép của gia đình ông Tằm đã cho thu hoạch, thể hiện rõ sự khác biệt. Cà phê thuần chủng chỉ đạt năng suất từ 2,5 - 3 tạ nhân/sào, còn cà phê ghép cho năng suất cao hơn từ 30 - 50% (khoảng 5 tạ nhân/sào).

Thấy rõ hiệu quả của cà phê ghép, mùa mưa năm 2013 ông Tằm tiếp tục ghép thêm 3 sào. Đến nay, vườn cây mới hơn 1 năm tuổi đang phát triển tốt, đồng đều, thân cây chắc. Nhiều cây đã cho trái bói và đến năm thứ 3 sẽ cho thu hoạch chính.

Ông Lê Danh Biên, Phó chủ tịch UBND xã Long Bình cho biết: Ghép cây cà phê là biện pháp kỹ thuật đơn giản, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế và đang được nông dân trong xã học tập, làm theo. Đây còn là giải pháp giúp nông dân gắn bó lâu dài với loại cây trồng này, tránh làm theo phong trào như thời gian qua.


Có thể bạn quan tâm

Tận Diệt Cá Lóc Con Tận Diệt Cá Lóc Con

Nhiều người dân ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết thời gian gần đây các vựa cá ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL tìm đến đây đặt hàng mua cá lòng ròng (các lóc con) với số lượng lớn để cung cấp cho nhà hàng, siêu thị tại TP.HCM.

19/06/2012
Trồng Dưa Hấu Vụ Hè Thu Đạt Lợi Nhuận Cao Ổ Đồng Tháp Trồng Dưa Hấu Vụ Hè Thu Đạt Lợi Nhuận Cao Ổ Đồng Tháp

Nông dân các xã Phú Cường, Phú Thọ và Phú Thành B (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang bước vào thu hoạch dưa hấu vụ hè thu năm 2012. Với giá bán từ 3.600 - 5.000 đồng/kg, năng suất đạt bình quân 3 tấn/ha, người dân trồng dưa có lợi nhuận từ 30 - 50 triệu đồng/ha.

29/05/2012
Tiền Giang Hỗ Trợ 600.000 Cây Khóm Giống Chất Lượng Cao Cho Nông Dân Nghèo Tiền Giang Hỗ Trợ 600.000 Cây Khóm Giống Chất Lượng Cao Cho Nông Dân Nghèo

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước triển khai dự án hỗ trợ khóm giống chất lượng cao cho hộ nghèo thay thế cho giống khóm cũ đã bị thoái hóa, năng suất thấp. Kinh phí 600 triệu đồng do dự án QSAEP Tiền Giang tài trợ.

29/05/2012
Lưu Ý Luân Canh Tôm Càng Xanh – Lúa Lưu Ý Luân Canh Tôm Càng Xanh – Lúa

Mô hình lúa - tôm càng xanh phát triển mang tính bền vững cho ra những sản phẩm sạch. Trong quá trình chăm sóc và quản lý, bà con nuôi tôm cần lưu ý một số vấn đề

21/10/2011
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Mùa Vải “Đắng” Hữu Lũng (Lạng Sơn): Mùa Vải “Đắng”

Mọi năm, cứ đến mùa vải, cả huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) tấp nập khách thập phương và thương lái đến mua vải. Nhưng năm nay, thị trường quả vải trầm hẳn, nguyên nhân là do mất mùa. Nỗi buồn của người trồng vải ở Hữu Lũng bị nhân đôi bởi không những mất mùa, mà giá vải bán lại thấp. Vải ở Hữu Lũng năm nay chẳng ngọt mà cứ “đắng” dần.

19/06/2012