Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).
Từ vườn cà phê già cỗi
Nhiều năm gắn bó với cây cà phê nhưng năng suất thấp, sức kháng bệnh kém nên nhiều lần ông Nguyễn Văn Tằm có ý định chuyển sang trồng cây khác. Năm 2012, ông trồng thí điểm cà phê ghép do Trạm khuyến nông huyện Bù Gia Mập triển khai trên 2 sào cà phê già.
Theo đó, vườn cà phê của ông được ghép bằng giống TR4 của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đồng thời trạm hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công ghép và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.
Ông Tằm cho biết: Đối với cây cà phê ghép, sau khi cưa, gốc cà phê già phải được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật để bảo đảm chất dinh dưỡng, thúc cây nảy chồi.
Chồi ghép cũng chỉ chọn 2 nhánh khỏe, thân mập, không bị nấm bệnh. 2 chồi ghép không non quá hay già quá và tương đồng về kích cỡ để chồi phát triển nhanh. Nếu để nhiều chồi sẽ làm cây còi cọc, chậm phát triển sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Người trồng còn phải thường xuyên theo dõi quá trình chồi liền mắt ghép để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cà phê ghép có ưu điểm sức kháng bệnh tốt, trái to, đều, tỷ lệ nhân loại 1 cao hơn...Do vậy, ông Tằm đã tự chọn những cây khỏe, cho năng suất cao, trái mọng để ghép thay thế số cây già. Hiện có nhiều hộ trên địa bàn đang học hỏi kỹ thuật, tự ghép trong vườn nhà và bước đầu cho hiệu quả.
Đến đạt năng suất cao
Hiện 2 sào cà phê ghép của gia đình ông Tằm đã cho thu hoạch, thể hiện rõ sự khác biệt. Cà phê thuần chủng chỉ đạt năng suất từ 2,5 - 3 tạ nhân/sào, còn cà phê ghép cho năng suất cao hơn từ 30 - 50% (khoảng 5 tạ nhân/sào).
Thấy rõ hiệu quả của cà phê ghép, mùa mưa năm 2013 ông Tằm tiếp tục ghép thêm 3 sào. Đến nay, vườn cây mới hơn 1 năm tuổi đang phát triển tốt, đồng đều, thân cây chắc. Nhiều cây đã cho trái bói và đến năm thứ 3 sẽ cho thu hoạch chính.
Ông Lê Danh Biên, Phó chủ tịch UBND xã Long Bình cho biết: Ghép cây cà phê là biện pháp kỹ thuật đơn giản, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế và đang được nông dân trong xã học tập, làm theo. Đây còn là giải pháp giúp nông dân gắn bó lâu dài với loại cây trồng này, tránh làm theo phong trào như thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, tại Việt Nam, nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang lấn át tôm sú và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong XK. Việc người dân dần chuyển sang nuôi TTCT phải chăng là xu hướng tất yếu.

Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.

Ngày 9/5, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam hợp tác cùng chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) do Tiến sĩ KL. Heong và Tiến sĩ Monina M. Escalada phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức sơ kết Chương trình “Công nghệ sinh thái và bảo tồn ong mật, thụ phấn tăng năng suất cây trồng” lần đầu tiên tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL.

Sau đợt trúng giá thanh long trước Tết Nguyên đán 2013, nay người dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An tiếp tục hưởng lợi khi thanh long nghịch mùa đang có giá rất cao.

Những năm qua, khi cây tràm liên tục rớt giá thì cành, ngọn và gốc đang mang lại thu nhập khá cao cho một bộ phận không nhỏ người dân trong các lâm phần.