Cá Nuôi Lồng Bè Trên Sông Chà Và Tiếp Tục Chết

Thiệt hại thêm 7 tấn cá bớp
Đêm 25-12 rạng sáng ngày 26-12, tại các lồng nuôi cá lồng bè của 8 hộ dân trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) đã xảy ra tình trạng cá bớp chết đồng loạt thiệt hại gần 3 tấn trong ngày 25-12, lại tiếp tục chết thêm gần 2 tấn cá bớp và hơn 100 con cá chim, loại 300 – 400 gram/con.
Cùng thời điểm này, thêm 2 đơn vị nuôi cá lồng ở khu vực lân cận là Công ty TNHH nuôi trồng Đông Cảng và Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Trọng Nghĩa cũng xảy ra tình trạng cá bớp nổi bông trắng trên đầu và lưng rồi chết đồng loạt, thiệt hại khoảng 4 tấn cá.
Chủ bè Lê Văn Công than: “Số cá bớp chết vào ban ngày thì còn lặn xuống vớt lên được một phần, bán cho các mối lái làm cá khô, được 30.000 đồng/kg, vớt vát được phần nào thiệt hại. Còn số cá chết qua đêm nổi lên đã có dấu hiệu trương sình, chỉ bán về cho các nơi làm cá phân”.
Đại diện Công ty TNHH nuôi trồng Đông Cảng cũng xác nhận họ đã liên hệ với các cơ sở làm cá phân và bán 4 tấn cá bớp chết chỉ với giá 10.000 đồng/kg. Trong khi đó giá thị trường bán sỉ cá bớp tươi sống loại 3-4 kg/con trong mùa này đang dao động từ 120.000-140.000 đồng/kg.
Cho đến 17 giờ chiều 26-12, tình trạng cá bớp ở các bè nuôi có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn vẫn tiếp diễn. Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng phòng Nuôi trồng và quản lý thủy sản (Chi cục Thủy sản) cho hay, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các Chi cục Thủy sản và Chi cục Thú y tổ chức cán bộ chuyên ngành ra hiện trường theo dõi tình hình, nắm số liệu và diễn biến thực tế, lấy mẫu nước, mẫu cá và làm các xét nghiệm sinh hóa báo cáo nhanh về Chi cục và Sở.
Đồng thời hướng dẫn người dân các giải pháp khắc phục tạm thời sự cố: san thưa mật độ cá trong lồng, ưu tiên tăng cường sục khí oxy vào các lồng cá có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn để tăng lượng oxy hòa tan trong nước, giảm độ sốc đối với bè cá yếu do nước ô nhiễm gây thiếu oxy. Mặt khác, Chi cục cũng khuyến cáo người dân thu gom cá chết bán hoặc đưa về đất liền đào hố, rải phủ vôi bột và chôn lấp, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Chủ bè Nguyễn Công Biên cho hay, nhờ khởi động ngày từ sáng 25-12, toàn bộ giàn gồm 4 máy sục khí được trang bị từ đầu năm nên các bè cá của anh chưa xảy ra tình trạng cá chết, nhưng hiện tượng cá chê mồi có xảy ra ở một vài lồng. Tuy nhiên, ở hầu hết các hộ khác do không có tiền trang bị máy sục khí, chỉ tạm thời dùng biện pháp nổ máy ghe, quay chân vịt quạt nước đẩy vào lồng để gián tiếp tải thêm oxy cho cá thì tình hình cá lờ đờ chưa được cải thiện bao nhiêu.
Số lượng cá chết tính đến hôm qua hơn 10 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Bình, sở dĩ phải chờ câu trả lời của Bộ là do việc quản lý khai thác trùn biển đang có mâu thuẫn ở 2 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN-PTNT là cho phép khai thác trùn biển từ 10 cm trở lên và cấm khai thác hoàn toàn.

Ông Đoàn Văn Chính, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cái Nước cho biết, diện tích nuôi cua kết hợp một số đối thượng khác của huyện đạt trên 6.000 ha, hiện đang trong thời gian thu hoạch nhưng bà con chưa mặn mà do giá thấp.

Trải qua hành trình cả trăm năm, thanh long - loại cây ăn trái có nguồn gốc từ sa mạc đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực có lợi thế phát triển, xuất khẩu bậc nhất của Việt Nam. Song, cũng như nhiều loại cây ăn trái khác, thanh long đã trải qua những bước thăng trầm; điệp khúc “được mùa rớt giá” vẫn cứ lặp đi lặp lại và đang đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết.

Hiện tại, vú sữa Lò Rèn loại 1 được các thương lái thu mua tại vựa chỉ khoảng 30.000đ/kg; loại 2 đến tay người tiêu dùng khoảng 20.000đ/kg; loại 3 khoảng 15.000 – 18.000đ/kg. Trong đó, năm trước giá vú sữa Lò Rèn loại 1 có giá 40.000 - 45.000đ/kg; loại 2 khoảng 30.000đ/kg; loại 3 từ 22.000đ/kg trở lên.

Ông Nguyễn Hữu Tài, giám đốc HTX Sản xuất, tiêu thụ và XK thanh long Dương Xuân cho biết, nhờ thị trường XK thanh long sang Trung Quốc khởi sắc, các DN XK thanh long liên tiếp nhận được những đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng thanh long ruột đỏ nên họ không ngừng đẩy giá lên. Ngoài ra, nguyên nhân tăng giá còn do diện tích thanh long ruột đỏ còn hạn chế.