Cá Nuôi Lồng Bè Trên Sông Chà Và Tiếp Tục Chết

Thiệt hại thêm 7 tấn cá bớp
Đêm 25-12 rạng sáng ngày 26-12, tại các lồng nuôi cá lồng bè của 8 hộ dân trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) đã xảy ra tình trạng cá bớp chết đồng loạt thiệt hại gần 3 tấn trong ngày 25-12, lại tiếp tục chết thêm gần 2 tấn cá bớp và hơn 100 con cá chim, loại 300 – 400 gram/con.
Cùng thời điểm này, thêm 2 đơn vị nuôi cá lồng ở khu vực lân cận là Công ty TNHH nuôi trồng Đông Cảng và Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Trọng Nghĩa cũng xảy ra tình trạng cá bớp nổi bông trắng trên đầu và lưng rồi chết đồng loạt, thiệt hại khoảng 4 tấn cá.
Chủ bè Lê Văn Công than: “Số cá bớp chết vào ban ngày thì còn lặn xuống vớt lên được một phần, bán cho các mối lái làm cá khô, được 30.000 đồng/kg, vớt vát được phần nào thiệt hại. Còn số cá chết qua đêm nổi lên đã có dấu hiệu trương sình, chỉ bán về cho các nơi làm cá phân”.
Đại diện Công ty TNHH nuôi trồng Đông Cảng cũng xác nhận họ đã liên hệ với các cơ sở làm cá phân và bán 4 tấn cá bớp chết chỉ với giá 10.000 đồng/kg. Trong khi đó giá thị trường bán sỉ cá bớp tươi sống loại 3-4 kg/con trong mùa này đang dao động từ 120.000-140.000 đồng/kg.
Cho đến 17 giờ chiều 26-12, tình trạng cá bớp ở các bè nuôi có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn vẫn tiếp diễn. Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng phòng Nuôi trồng và quản lý thủy sản (Chi cục Thủy sản) cho hay, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các Chi cục Thủy sản và Chi cục Thú y tổ chức cán bộ chuyên ngành ra hiện trường theo dõi tình hình, nắm số liệu và diễn biến thực tế, lấy mẫu nước, mẫu cá và làm các xét nghiệm sinh hóa báo cáo nhanh về Chi cục và Sở.
Đồng thời hướng dẫn người dân các giải pháp khắc phục tạm thời sự cố: san thưa mật độ cá trong lồng, ưu tiên tăng cường sục khí oxy vào các lồng cá có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn để tăng lượng oxy hòa tan trong nước, giảm độ sốc đối với bè cá yếu do nước ô nhiễm gây thiếu oxy. Mặt khác, Chi cục cũng khuyến cáo người dân thu gom cá chết bán hoặc đưa về đất liền đào hố, rải phủ vôi bột và chôn lấp, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Chủ bè Nguyễn Công Biên cho hay, nhờ khởi động ngày từ sáng 25-12, toàn bộ giàn gồm 4 máy sục khí được trang bị từ đầu năm nên các bè cá của anh chưa xảy ra tình trạng cá chết, nhưng hiện tượng cá chê mồi có xảy ra ở một vài lồng. Tuy nhiên, ở hầu hết các hộ khác do không có tiền trang bị máy sục khí, chỉ tạm thời dùng biện pháp nổ máy ghe, quay chân vịt quạt nước đẩy vào lồng để gián tiếp tải thêm oxy cho cá thì tình hình cá lờ đờ chưa được cải thiện bao nhiêu.
Số lượng cá chết tính đến hôm qua hơn 10 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang bước vào thu hoạch sớm vụ lúa Hè thu 2015. Xóa tan sự mệt nhọc là nụ cười tươi của bà con khi lúa vừa trúng mùa, vừa bán được giá cao và thị trường đầu ra trong thời gian tới hứa hẹn nhiều thuận lợi.

Tỉnh Quảng Trị chuyển đổi hơn 2.500 ha đất trồng lúa vụ hè thu sang trồng màu để tránh hạn. Nông dân tỉnh Quảng Trị đang bước vào sản xuất vụ hè thu 2015 nhưng nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn đã cạn nước, không đủ cung cấp tưới.
Hiện có hơn 85% khoai lang của Vĩnh Long được xuất khẩu. Ngoài xuất khẩu khoai lang tươi sang Trung Quốc, các sản phẩm khoai lang chế biến cũng chào hàng tại Malaysia, Hồng kông, Thái Lan, Singapore…

Nói về hiệu quả kinh tế của cây măng tre Bát Độ, anh Khúc Khắc Hiệp, thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động (Bắc Giang) cho biết: “Năm ngoái, với hai ha tre Bát Độ, tôi thu hoạch gần 40 tấn măng. Giá bình quân 7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí còn hơn 200 triệu đồng".

Ngày 19.5, tại xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), Sở NN&PTNT phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ tổ chức hội nghị đầu bờ tham quan mô hình thâm canh cây điều, cây xoài và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về tưới tiết kiệm, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả các loại cây trồng.