Cá Nuôi Lồng Bè Trên Sông Chà Và Tiếp Tục Chết

Thiệt hại thêm 7 tấn cá bớp
Đêm 25-12 rạng sáng ngày 26-12, tại các lồng nuôi cá lồng bè của 8 hộ dân trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) đã xảy ra tình trạng cá bớp chết đồng loạt thiệt hại gần 3 tấn trong ngày 25-12, lại tiếp tục chết thêm gần 2 tấn cá bớp và hơn 100 con cá chim, loại 300 – 400 gram/con.
Cùng thời điểm này, thêm 2 đơn vị nuôi cá lồng ở khu vực lân cận là Công ty TNHH nuôi trồng Đông Cảng và Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Trọng Nghĩa cũng xảy ra tình trạng cá bớp nổi bông trắng trên đầu và lưng rồi chết đồng loạt, thiệt hại khoảng 4 tấn cá.
Chủ bè Lê Văn Công than: “Số cá bớp chết vào ban ngày thì còn lặn xuống vớt lên được một phần, bán cho các mối lái làm cá khô, được 30.000 đồng/kg, vớt vát được phần nào thiệt hại. Còn số cá chết qua đêm nổi lên đã có dấu hiệu trương sình, chỉ bán về cho các nơi làm cá phân”.
Đại diện Công ty TNHH nuôi trồng Đông Cảng cũng xác nhận họ đã liên hệ với các cơ sở làm cá phân và bán 4 tấn cá bớp chết chỉ với giá 10.000 đồng/kg. Trong khi đó giá thị trường bán sỉ cá bớp tươi sống loại 3-4 kg/con trong mùa này đang dao động từ 120.000-140.000 đồng/kg.
Cho đến 17 giờ chiều 26-12, tình trạng cá bớp ở các bè nuôi có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn vẫn tiếp diễn. Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng phòng Nuôi trồng và quản lý thủy sản (Chi cục Thủy sản) cho hay, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các Chi cục Thủy sản và Chi cục Thú y tổ chức cán bộ chuyên ngành ra hiện trường theo dõi tình hình, nắm số liệu và diễn biến thực tế, lấy mẫu nước, mẫu cá và làm các xét nghiệm sinh hóa báo cáo nhanh về Chi cục và Sở.
Đồng thời hướng dẫn người dân các giải pháp khắc phục tạm thời sự cố: san thưa mật độ cá trong lồng, ưu tiên tăng cường sục khí oxy vào các lồng cá có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn để tăng lượng oxy hòa tan trong nước, giảm độ sốc đối với bè cá yếu do nước ô nhiễm gây thiếu oxy. Mặt khác, Chi cục cũng khuyến cáo người dân thu gom cá chết bán hoặc đưa về đất liền đào hố, rải phủ vôi bột và chôn lấp, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Chủ bè Nguyễn Công Biên cho hay, nhờ khởi động ngày từ sáng 25-12, toàn bộ giàn gồm 4 máy sục khí được trang bị từ đầu năm nên các bè cá của anh chưa xảy ra tình trạng cá chết, nhưng hiện tượng cá chê mồi có xảy ra ở một vài lồng. Tuy nhiên, ở hầu hết các hộ khác do không có tiền trang bị máy sục khí, chỉ tạm thời dùng biện pháp nổ máy ghe, quay chân vịt quạt nước đẩy vào lồng để gián tiếp tải thêm oxy cho cá thì tình hình cá lờ đờ chưa được cải thiện bao nhiêu.
Số lượng cá chết tính đến hôm qua hơn 10 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và PTNT đã có thông báo về việc cấm nghề giã cào Banh Lông hoạt động khai thác hải sản trên toàn vùng biển Bình Thuận.

Những ngày gần đây, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tăng trở lại nhưng người nuôi vẫn lỗ. Cá tra loại 1 được các công ty mua từ 20.500 – 20.800 đồng/kg (tháng 5 chỉ ở mức 19.500 đồng/kg). Ông Cao Lương Tri, người nuôi cá ở TP. Long Xuyên, cho biết, tuy giá tăng từ 1.000 – 1.300 đồng/kg nhưng người nuôi vẫn lỗ, bởi giá thành nuôi đến 22.000 đồng/kg.

Theo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thủy sản toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 15,5 nghìn tấn, tăng gần 1,6 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung ở các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên và Lạng Giang.

Lâu nay, khi nhắc đến tình trạng trộm cắp nông sản, người ta thường nghĩ đến các loại cây trồng như cà phê, tiêu... Thời gian gần đây, kẻ gian còn lợi dụng sơ hở của bà con nông dân để hái trộm bơ, kể cả khi trái đang còn non...

Thành phố Đà Lạt vừa khởi động Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận hồng ăn trái Đà Lạt”, nhằm bảo đảm việc kiểm soát chất lượng, tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị kinh tế của loại trái cây đặc sản này của Việt Nam.