Cả Nước Còn 67 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 25/2, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến ngày hôm qua, cả nước hiện còn 67 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 21 tỉnh, thành.
Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết là 63.611 con. Toàn bộ số gia cầm mắc bệnh đã được các các địa phương tổ chức tiêu hủy. Trong đó chỉ tính riêng tuần qua (từ ngày 18 – 25/2), dịch cúm A/H5N1 đã bùng phát tại 10 tỉnh, TP.
Theo nhận định của cục Thú y, các ổ dịch vừa qua xảy ra tại các địa phương chủ yếu xảy ra trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình, đã được chính quyền địa phương, cơ quan thú ý phát hiện xử lý kịp thời. Tính trung bình mỗi tỉnh, thành đang xảy ra dịch cúm A/H5N1 có 3 ổ dịch xảy ra tại 2 huyện.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng cục Thú y cho biết, Cơ quan Thú y vùng VI tại TP Hồ Chí Minh được trang bị máy giải trình tự gien, trong vòng 4 ngày sẽ giải được trình tự gien. Tuy nhiên, vấn đề từ giải trình tự gien phải đưa ra kết luận về chủng virus cụ thể để phục vụ công tác chống dịch.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đề nghị trong thời điểm hiện nay, các địa phương tái phát dịch cúm gia cầm và chưa phát hiện cúm gia cầm tập trung thực hiện Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ về
“Đề án phòng ngừa ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép”; tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới. Đồng thời tiếp tục triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch cúm gia cầm” từ nay đến cuối tháng 3.
Có thể bạn quan tâm

Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.

Sau hơn 5 năm triển khai, dự án biến đổi khí hậu (BĐKH) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ đã được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế) triển khai có hiệu quả trên nhiều vùng đất bạc màu của tỉnh Quảng Trị. Từ dự án này, nhiều “vùng đất chết” ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã từng bước hồi sinh và mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân.

Cá còm còn có tên gọi cá Nàng Hai, là loài được xếp phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị được sử dụng làm thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh. Đây là giống cá nước ngọt có khả năng chịu phèn, thịt ngọt và dai, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon; đặc biệt là món chả cá.

Vui mừng là tâm trạng của hầu hết nông dân trồng nhãn ở xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre những ngày qua. Vui là vì vụ nghịch năm nay bà con bán được giá cao, còn mừng là vì 34 ha nhãn ở đây đã được Cơ quan Kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp mã số chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường này.

Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) là xã có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nguồn cung con giống tại địa phương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu người nuôi. Do vậy, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư trại sản xuất con giống để góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn giống. Trong số những hộ sản xuất cua giống thành công có hộ anh Ngô Minh Trang (ấp 2A, xã Phong Thạnh Tây B).